Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Chiến lược “tấn công” New TOEIC ( hot hot hot)



GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TOEIC

TOEIC là từ viết tắt của Test of English for Inernational Communication. Đây là bài thi trắc nghiệm tiếng Anh dành cho thí sinh người lớn và tiếng mẹ đẻ của họ không phải là tiếng Anh. Ngôn ngữ sử dụng trong bài thi là tiếng Anh trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại quốc tế, công nghệ và ngoại giao. Nội dung bài thi gồm hai phần: Nghe hiểu và đọc. Mỗi phần có 100 câu hỏi dưới dạng thức như sau:
- Môn thi Nghe hiểu có 4 phần được làm trong 45 phút:
+ Phần 1: Picture                       20 câu hỏi
+ Phần 2: Question-Response   30 câu hỏi
+ Phần 3: Short Conversations  30 câu hỏi
+ Phần 4: Short Talks                20 câu hỏi
- Môn thi Đọc có 3 phần được làm trong 75 phút:
+ Phần 5: Incomplete sentences 40 câu hỏi
+ Phần 6: Error Recognition      20 câu hỏi
+ Phần 7: Reading Comprehension  40 câu hỏi


Chiến lược “tấn công” New TOEIC part 1
Bài này sẽ so sánh sự thay đổi của  Part 1 của New TOEIC so với Part 1 của TOEIC cũ ,và đề ra các chiến lược tấn công hợp lý cho Part1,giúp bạn có thể đạt điểm cao trong Part 1  với đề thi New
New TOEIC part1 đã thay đổi như thế nào?

OLD TOEIC
New TOEIC
Số câu hỏi
20 câu (câu 1- câu 20)
10 câu (câu 1- câu 10)
Direction
1 phút 15 giây
1 phút 35 giây
Phát âm
100% giọng Mỹ
40%-50% Giọng Anh,Úc ,New Zealand,Canada50%-60% Giọng Mỹ
Giọng nói
Giọng nữ : 10 câu hỏi
Giọng nam : 10 câu
Giọng nữ : 4 câu hỏi
Giọng nam: 6 câu hỏi
Thời gian giữa các câu hỏi
5 giây
5 giây
Loại câu hỏi
Câu hỏi mô tả 1 ngừời: 7-10 câu
Câu hỏi mô tả hơn 2 người : 3 -4 câu
Câu hỏi mô tả sự vật: 7-9 câu
Câu hỏi mô tả 1 ngừời: 7-10 câu
Câu hỏi mô tả hơn 2 người : 3 -4 câu
Câu hỏi mô tả sự vật: 7-9 câu








Cách hiệu quả “tấn công ” New TOEIC part 1.
Tại sao lại tập trung vào phát âm?
Part 1 được xem là dễ nhất trong 7 part của bài thi TOEIC.Tuy nhiên,ở NewTOEIC số lượng câu hỏi giảm xuống còn 10 câu và có thêm nhiều giọng đọc khác ngoài giọng Mỹ,nên độ khó cũng tăng lên.Thí sinh không quen với giọng Anh nên rèn luyện bằng cách nghe đi nghe lại những câu hỏi phát âm với giọng này để tránh cảm giác bối rối và khó hiểu.Bên cạnh đó,bài thi còn có thêm phát âm giọng Úc,Zealand,Canada, nhưng những phát âm này không khác biệt mấy so với giọng Mỹ đến nỗi thí sinh phải luyện tập riêng.

Hãy tận dụng 1 phút 35 giây.
Thời gian dành cho phần hướng dẫn dài hơn 20 giây so với TOEIC cũ.Trước khi nghe câu”now let us begin Part 1 with question number 1″.,hãy đọc câu hỏi và các lựa chọn trả lời cho sẵn của Part 3 hoặc trả lời câu hỏi cho Part 5 trong khoảng thời gian một phút 30 giây đó,hãy nhớ rằng người nào ngồi nghe hướng dẫn mà không tận dụng thời gian thì không thể đạt điểm cao.
Tập trung chú ý ,dù là chi tiết nhỏ nhất.
Bài thi thường đặt ra những câu hỏi về những chi tiết nhỏ nhặt mà bạn ít khi để ý đến trong bức hình,vì vậy điều quan trọng là bạn phải quan sát bức hình một cách chính xác đến từng chi tiết.Chẳng hạn ,giữa bức hình có một chiếc thuyền thả neo trong bến cảng,ở góc trái bức hình có vài ngọn đèn đường,nhưng lựa chọn câu trả lời đúng lại là mô tả những ngọn đèn đường đó.
Working/walking?/writing? riding?
Ở part 1 thường có những câu hỏi về từ có cách phát âm tương tự nhau hoặc từ  đồng âm khác nghĩa.Những cách diễn đạt ở dạng này là : copy(photocopy)/coffee( cà phê),duck(con vịt)/ dock(bến tàu),filed(sắp xếp giấy tờ)/piled( được chất thành đống),setting(bố trí)/sitting ( ngồi),pass( đi ngang)/path( lối mòn)…
Hãy sử dụng phương pháp loại suy.
Nói một cách dễ hiểu,phương pháp loại suy là cách loại trừ câu trả lời sai.Lăng nghe từng lựa chọn trả lời,nếu cho rằn lựa chọn nào đó hoàn toàn không liên quan thì hay kiên quyết đặt dấu X và bỏ qua ,lựa chọn nào bạn thấy không chắc chắn đánh dấu O.Điều quang trọng là nếu bạn cho rằng (A) là lựa chọn đúng ,bạn cũng phải nghe đến (D) và áp dụng chính xác phương pháp loại suy. ……………………..
Trên đây là phần trích dẫn ,chiến lược tấn công New TOEIC part 1. Rất nhiều chiến thuật hiệu quả nữa dành cho Part 1 New TOEIC ,bạn xem thêm trong sách .
Chiến lược “tấn công” New TOEIC part 2
Bài này nằm trong loạt bài về chiến lược “tấn công “các phần thi của New TOEIC,so sánh sự khác biệt giữa OLD  TOEIC và NEW TOEIC,đề ra các chiến thuật phù hợp đối với phần thi New TOEIC part 2.
Bảng sau so sánh sự thay đổi của part 2 trong New TOEIC.

OLD TOEIC
NEW TOEIC
Số câu hỏi
30 câu(câu 21- 50)
30 câu ( câu 11-40)
Directions
58 giây
58 giây
Phát âm
100% giọng Mỹ
35%-45% giọng Anh ,Úc
New Zealand ,Canada
55%-65% giọng Mỹ
Giọng nói
Giọng nam kiểu Mỹ:
15-18 câu hỏi
10-14 câu trả lời
Giọng nữ kiểu Mỹ:
12-15 câu hỏi
16-20 câu trả lời
Mẩu đối thoại:
22-24 mẩu nam- nữ
3-4 mẩu nam-nam
4-5 mẩu nữ-nữ
Giọng nữ kiểu Mỹ:
6-8 câu hỏi
6-8 câu trả lời.
Giọng nam kiểu Mỹ:
9-11 câu hỏi
9-11 câu trả lời.
Giọng nam kiểu Anh:
4-6 câu hỏi
6-8 câu trả lời.
Giọng nữ kiểu Anh:
6-8 câu hỏi
4-6 câu trả lời.
Mẩu đối thoại:
23-25 mẩu nam –nữ.
3-5 mẩu nam-nam
2-3 mẩu nữ -nữ.
Thời gian giữa các câu hỏi.
5 giây
5 giây
Loại câu hỏi
Who:1-3 câu
Where:1-3 câu
Why:1-3 câu.
How:2-3 câu.
Do/didn’t:4-6 câu.
Be/isn’t/weren’t:3-4 câu.
Would/could/Why don’t:
3-4 câu
Can:1-2 câu.
Câu hỏi đuôi :3-4 câu.
Câu tường thuật :2-3 câu.
Câu lựa chọn :1-3 câu.
Who:1-2 câu
Where:1-2 câu
Why:1-2 câu.
How:2-3 câu.
Do/didn’t:5-9 câu.
Be/isn’t/weren’t:3-4 câu.
Would/could/Why don’t:
2-3 câu
Can:1-2 câu.
Câu hỏi đuôi :2-3 câu.
Câu tường thuật :2-4 câu.
Câu lựa chọn :2-3 câu
Chiến lược tấn công New TOEIC part 2.
Hãy đọc theo part 2: điều này sẽ giúp nâng cao kỹ năng nói của bạn.
Nhiều thí sinh cho rằng thi TOEIC không có lợi gì cho tiếng Anh thực tế; đó là do họ không học đúng cách.Trên thực tế chỉ cần bạn sử dụng đúng những câu đối thoại ở part 2,bạn sẽ không gặp trở ngại nào đáng kể trong sinh hoạt ở nước ngoài.Để đạt hiệu quả cao ở part 2,bạn không những phải làm quen câu trả lời và dạng câu hỏi,mà còn đọc theo để ghi nhớ câu trả lời và câu hỏi đó.Cách học này sẽ giúp bạn đạt điểm cao trong part 2 ,đồng thời nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh của bạn.
Cần phải nghe phần đầu câu hỏi.
Đây là chiến lược quan trọng nhất khi trả lời câu hỏi ở Part 2.Đặc biệt ,các câu hỏi có từ nghi vấn Why ,Where,When. v.v…, nếu bạn bỏ qua phần đầu tiên thì bạn không thể nào trả lời đúng câu hỏi.Hãy đánh dấu vào lựa chọn câu trả lời đúng trong khoảng 5 giây giữa các câu hỏi và chuẩn bị sẵn sàng cho câu hỏi tiếp theo.
Nếu có câu hỏi có từ nghi vấn (Wh- question),bạn hãy loại bỏ các lựa chọn câu trả lời bắt đầu bằng Yes/ No.
Câu hỏi với từ nghi vấn không thể trả lời bằng Yes/No.Thông thường có ít nhất một lựa chọn (A),(B),(C), bắt đầu bằng Yes/ No cho câu hỏi với từ nghi vấn,vì vậy bạn loại bỏ lựa chọn trả lời này thì tỉ lệ tìm ra được câu trả lời đúng của bạn tăng lên 50%.Hãy nhớ rằng nghe được từ đầu tiên của câu hỏi là quan trong nhất.

Chiến lược “tấn công” New TOEIC part 3
Part 3 là phần thi được thay đổi nhiều nhất trong New TOEIC so với OLD TOEIC và độ khó tăng lên,mẩu đối thoại giảm xuống mà độ dài tăng lên.Bài này sẽ so sánh sự thay đổi và tiếp tục đề các chiến lược tấn công cho New TOEIC Part 3 .
Bảng so sánh sự thay đổi của Part 3

OLD TOEIC
NEW TOEIC
Số câu hỏi
30 câu(câu 51- 80)
30 câu ( câu 41-70)
Directions
34 giây
30 giây
Phát âm
100% giọng Mỹ
40%-50% giọng Anh ,ÚcNew Zealand ,Canada
50%-60% giọng Mỹ
Giọng nói
Mẩu đối thoại:22-25 mẩu nam- nữ
2-3 mẫu nam-nam
3-4 mẩu nữ-nữ
(mỗi mẩu đối thoại có 1 câu hỏi)
Mẩu đối thoại:9 mẩu nam –nữ.
0-1 mẩu nam-nam
0-1 mẩu nữ -nữ.
(mỗi mẩu đối thoại có 3 câu hỏi)
Thời gian giữa các câu hỏi.
8 giây
8 giây
Loại câu hỏi
What 15-20%When 15-20%
How 15%-20%
Where 15%-20%.
Why 15%-20%.
Who 15%-20%.
What 60-70%When 10%
How 10%-15%
Where 10%-15%.
Why 10%.
Who 5%-10%.
Hình thức
A-B-A 100%
A-B-A 20%A-B-A-B 80%
Chiến lược “tấn công ” Part 3.
Bạn phải đọc câu hỏi.
Trước hết bạn nên đọc câu hỏi và lựa chọn trả lời cho sẵn trong khoảng thời gian Directions được đọc qua băng ( khoảng 30 giây). Nếu làm như vậy ,bạn mới có  thể trả lới nhanh chóng câu hỏi 41-43  và có đủ thời gian dành cho câu hỏi kế tiếp.Mặc dù thời gian trống giữa các câu hỏi là 8 giây,nhưng bạn không nên dành hết thời gian đó để trả lời một câu.Hãy đánh dấu thật nhanh vào phiếu bài làm và dành thời gian đọc câu hỏi kế tiếp.
Dứt khoát bỏ qua nếu không trả lời được.
Vấn đề lớn nhất đối với thí sinh ở trình độ  sơ cấp là nếu gặp trở ngại khi trả lời một câu hỏi nào đó thì họ sẽ bối rối không đọc câu hỏi kế tiếp, mà cứ ” vấn vương” mãi với câu hỏi chưa trả lời được đến nỗi không tập trung được.Với thí sinh ở trình độ cao hơn,họ có thể trả lời những câu hỏi họ biết,nhưng nếu không làm được thì họ dứt khoát bỏ qua.Đây cũng là kỹ năng bạn cần phải luyện tập.
Cần ghi nhớ trình tự sau đây.
1.Đọc trước câu hỏi.
2.Nghe băng.
3.Đánh dấu trực tiếp lên phiếu làm bài.
4.Thời gian trống giữa các câu hỏi là 8 giây,bạn hãy trả lời nhanh câu hỏi rồi dùng khoảng thời gian còn lại để đọc câu hỏi kế tiếp.


Chiến lược “tấn công” New TOEIC part 4
Trong phần nghe của bài thi TOEIC ,thì part 4 được xem là cửa ải khó khăn nhất,phân loại khả năng nghe của thí sinh.Đối với bài thi New TOEIC ,part 4 có gì khác?Bài này tiếp tục so sánh sự khác biệt và đề ra chiến thuật cho phần thi này.
Part 4 đã thay đổi như thế nào?

OLD
New TOEIC
Số câu hỏi
20 câu(81-100)
30 câu (71-100)
Directions
35 giây
28 giây
Phát âm
100% giọng Mỹ
40%-50% giọng Anh ,ÚcNew zealand ,Canada
50%-60% giọng Mỹ
Giọng nói
45%-55% giọng nam45%-55% giọng nữ
40% giọng nam60% giọng nữ.
Thời gian giữa các câu hỏi
8 giây( không đọc câu hỏi)
8 giây( đọc câu hỏi)
Loại câu hỏi
What 50-60%When 5%
How 5%
Where 5-10%
Why 0-5%
Who 5-10%
What 55-70%When 5%
How 10-15%
Where 5-10%
Why 5%
Who 5-10%
Loại bài nghe
Anouncement 20%Advertisement 10-15%
Report 10-15%
Record Message 10-15%
Broadcast 10-15%
Introduction 10-15%
Talk 10-15%
Anouncement 20-30%Advertisement 10-20%
Report 10-20%
Record Message 10-20%
Broadcast 10-20%
Introduction 10-20%
Talk 10-20%
Hinh thức
Mỗi bài nghecó 2-3 câu hỏi
Mỗi bài nghecó 3 câu hỏi
Chiến thuật  để”tấn công”  part 4.
Hãy làm bài thi bằng thực lực của bản thân.
Tương tự như các Part khác của phần listenning,ở Part 4 ,nếu không có thực lực,bạn sẽ không thể đạt được kết quả tốt.Bạn phải biết cách tổng hợp và phát huy năng lực tích lũy từ Part 1 đến Part 3 vào Part 4 và chỉ có luyện tập chăm chỉ là con đường đúng để bạn có thể làm phân thi này với hiệu quả cao nhất.
Hầu như không có bẫy.
Khác với Part 3,Part 4 hầu như không có bẫy với thí sinh.Nếu lựa chọn trả lời có từ vựng hoặc cách diễn đạt tương tự với nội dung của bài nghe thi gần như  chắc chắn rằng đó là lựa chọn trả lời đúng.
Nâng cao kỹ năng bằng cách phim hoặc bản tin.
Đa số câu ở Part 4 đều dài,vì vậy,trong thời gian rảnh bạn nên xem đài CNN hoặc xem phim Mỹ không có phụ đề để làm quen với câu văn dài nhằm nâng cao khả năng nghe hiểu của bản thân.


Chiến lược “tấn công “New TOEIC part 5
Part 5 bao gồm các câu hỏi về ví trí loại từ,từ vựng,ngữ pháp.So với OLD TOEIC thì New TOEIC có một số thay đổi nhỏ trong part 5,chủ yếu là tỉ trọng các câu hỏi.Phần này tiếp tục so sánh part 5 của OLD TOEIC so vơi New TOEIC ,rồi đề ra chiến thuật,giúp bạn chinh phục part 5.
Part 5 đã thay đổi như thế nào?

OLD TOEIC
New TOEIC
Số câu hỏi
40 câu (câu 101 –câu 140)
40 câu (câu 101 –câu 140)
Độ dài của câu hỏi
12-18 từ
12-18 từ
Loại câu hỏi
Câu hỏi về vị trí của loại từ
12-25%
-Vị trí trạng từ :2-4 câu
-Vị trí tính từ :2-4 câu.
-Vị trí của danh từ:3-4 câu.
Câu hỏi từ vựng:35-45%
-Đại từ 2-3 câu
-Danh từ :3-4 câu
-Tính từ :3-4 câu
-Trạng từ :3-5 câu
Câu hỏi ngữ pháp:40-50%
-Đại từ:2-3 câu
-Liên từ :2-4 câu.
-Giới từ:3-5 câu
-Động từ :4-6 câu
-So sánh nhất:0-1 câu.
-Từ quan hệ:0-1 câu
-Từ bất định:0-1 câu
-Từ hạn định:0-1 câu
-Phân từ :0-2 câu.
Câu hỏi về vị trí của loại từ
12-35%
-Vị trí trạng từ :2-3 câu
-Vị trí tính từ :3-5câu.
-Vị trí của danh từ:3-4 câu.
Câu hỏi từ vựng:25-35%
-Đại từ 4-5 câu
-Danh từ :3-6 câu
-Tính từ :2-3câu
-Trạng từ :0-1 câu
Câu hỏi ngữ pháp:40-50%
-Đại từ:2-4 câu
-Liên từ :3-4 câu.
-Giới từ:4-6 câu
-Động từ :3-5 câu
-So sánh nhất:0-2câu.
-Từ quan hệ:0-1 câu
-Từ bất định:0-1 câu
-Từ hạn định:0-1 câu
-Phân từ :0-2 câu.
Chiến lược “tấn công “Part 5.
Chỉ dành 5 giây cho câu hỏi về vị trí loại từ.
Khi trả lời câu hỏi ở part 5 ,bạn nên đọc các lựa chọn trả lời trước khi dịch nghĩa câu hỏi.Nếu lựa chọn trả lời ,có hình thái khác của cùng một từ .( Ví dụ:( A) proposed (B) propose ( C) proposal ( D) proposing ) thì đây chính là câu hỏi về vị trí loại từ .Với loại câu hỏi này,bạn không cần phải dịch nghĩa,mà chỉ cần nhớ rằng: sau giới từ là danh từ,trước danh từ là tính từ ,trước tính từ là trạng từ ,giữa be và p.p ./V-ing là trạng từ,trước động từ là trạng từ .Những qui tắc này ,giảm thời gian trả lời câu hỏi,tăng thời gian để làm phần Double Passage ở Part 7.
Từ  một câu hỏi có thể suy luận  thêm nhiều câu hỏi khác.
Câu hỏi trong bài thi TOEIC thường có cấu trúc ngữ pháp chặt chẽ và có ý nghĩa thực tế ,súc tích.Để luyện tập bạn nên suy luận thêm các câu hỏi khác nhau từ một câu cho sẵn.Xem ví dụ dưới đây.
ex 1) The diversity of customer’s tastes has led to a….. demand for a number of  different  colothing styles.
(A)  greater
( B) greatest
(C) greatly
(D) greatness
Ở câu này,chỗ trống đứng trước danh từ  chắc chắn là một tính từ  để hoàn chỉnh câu.Trong 4 lựa chọn trả lời ,(A) và (B) đều là tính từ nhưng ( A) là lựa chọn đúng vì đây là cách dùng so sánh thích hợp với ý nghĩa của toàn bộ câu.Học viên bình thường chỉ có thể hiểu được cách chọn câu trả lời như vây,nhưng học viên có kiến thức sâu hơn sẽ tạo ra ít nhất 3-4 câu hỏi từ  câu hỏi này.
ex 2) The …….. of customer’s tastes has led to a greater demand for a number of different colothing styles.
(A) diverse
(B) diversely
(C) diversity
(D) diversed
Ngay sau mạo từ the  là chỗ trống ,vì vậy lựa chọn trả lời đúng phải là ( C),danh từ .
ex 3) The diversity of customer’s tastes has led to  a greater ……… for a number of  different  colothing styles.
(A) technology.
(B) demand.
(C) elevation.
(D) election.
Câu hỏi này yêu câu bạn lựa chọn từ phù hợp về mặt ý nghĩa với toàn bộ câu.Xét về ý nghĩa ,lựa chọn (B) là lựa chọn phù hợp nhất.


Chiến lược ” tấn công” New TOEIC part 6
Part 6 có rất nhiều thay đổi ,đặc biệt không có phần Error Recognition như ở Part 6 của OLD TOEIC,đây là một tin vui cho những người không có kết quả tốt ở part 6.Với nhiều sự thay đổi ,chiến thuật nào hợp lý dành cho Part 6?
Part 6 đã thay đổi như thế nào?

OLD TOEIC
New TOEIC
Số câu hỏi
20 câu ( câu 141-160)
12 câu ( câu 141 -152)
Hình thức
Tìm chỗ sai trong câu ngắn
Điền vào chỗ trống trong bài đọc hiểu dài
Loại câu hỏi
Câu hỏi từ vựng: 0-10%
Câu hỏi ngữ pháp :70-80%
-Sự phù hợp về số :1-3 câu
- Mạo từ :0-1 câu
- Đại từ :1-2 câu.
- Liên từ :1-2 câu.
- Giới từ :2-3 câu.
-Động từ :4-6 câu
-So sánh hơn,so sánh nhất:
0-1 câu
-Từ quan hệ :0-1 câu
-Từ bất định:0-1 câu
-Từ hạn định :0-1 câu
-Phân từ :0-2 câu.
Câu hỏi về vị trí loại từ :
15-25 %
-Vị trí trạng từ :1-2 câu
-Vị trí tính từ :0-1 câu
-Vị trí danh từ :0-1 câu.
Câu hỏi từ vựng :70-80%
-Động từ :1-2 câu
-Danh từ :0-3 câu
-Tính từ :2-3 câu
-Trạng từ:2 câu
Câu hỏi ngữ pháp: 20-30 %
-Động từ : 1-4 câu
-Giới từ:1-2 câu
-Liên từ: 1-2 câu
-Từ quan hệ:0-1 câu
-Từ bất định :0-1 câu
-Từ hạn định:0-2 câu
-Phân từ :0-2 câu
-So sánh hơn,so sánh nhất:
0-1 câu
Câu hỏi về vị trí loại từ :
0-10%
Chiến thuật hiệu quả ” tấn công ” Part 6?
Tại sao bài đọc lại dài như vậy ? bạn có phải đọc hết cả bài không?
Bài đọc ở Part 6 có độ dài tương tự độ dài của bài đọc dạng Single Passage của Part 7 và có thể lọa đa dạng: thư tín ,memo ,fax ,quảng cáo,hoặc bài báo…Tuy vậy ,bạn cần phải đọc hết cả bài này không? Theo phân tích của ETS và các bài thi gần đây,bạn có thể trả lời câu hỏi một cách hiệu quả mà không cần phải đọc hết cả bài.Có những câu hỏi bạn chỉ cần nắm được nội dung trước và sau chỗ trống là có thể trả lời được.Ngoài ra,các câu hỏi từ vựng,bạn cũng không cần phải hiểu hết cả bài,mà chỉ cần hiểu đoạn văn chung quanh chỗ trống là có thể trả lời được.
Chú ý đến câu hỏi từ vựng.
Như bạn có thể thấy trong bảng được đề cập trên đây,ở Part 6 trong bài thi TOEIC cũ ,hầu như không có câu hỏi từ vựng,nhưng trong New TOEIC ,số lượng câu hỏi và từ vựng đã tăng lên đến 70-80%.Để chuẩn bị tốt cho dạng câu hỏi này,bạn nên đọc nhiều,ghi nhớ các lựa chọn trả lời và từ vựng thường xuyên xuất hiện nhằm tích lũy cho bản thân vốn từ vựng để có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi gặp dạng câu hỏi này trong bài thi TOEIC thực tế.

Chiến thuật “tấn công “New TOEIC part 7

Trải qua 6 phần thi của bài thi TOEIC ,tới phần 7 thường làm thí sinh giảm khả năng tập trung,trong New TOEIC bài đọc có thêm phần Doulbe passage  làm cho bài đọc càng dài thêm,tạo sức ép lên thí sinh.Để có thể hoàn thành tốt chặng đường cuối này của bài thi,bạn cần trang bị cho mình những chiến thuật hợp lý.

Part 7 đã thay đổi như thế nào?

OLD TOEIC
New TOEIC
Số câu hỏi
40 câu(câu 161- câu 200)
48 câu(câu 153- câu 200)
Hình thức
Single passage 100%
40 câu hỏi
Single passage
(khoảng 9 bài đọc):58,4%
28 câu hỏi
Double passage
( 4 cặp bài đọc):41,6%
20 câu hỏi
Cấu tạo
câu hỏi
Mỗi bài đọc có 2-4 câu hỏi
Mỗi bài đọc single passage có
2-4 câu hỏi
Mỗi bài đọc double passage có
5 câu hỏi
Thể loại bài đọc
Single passage
-Lời mời
-Thư tín
-Bài báo
-Email
-Hóa đơn thanh toán
-Mẫu đơn
-Thông báo
-Quảng cáo
-Hướng dẫn
Single passage
-Lời mời
-Thư tín
-Bài báo
-Email
-Hóa đơn thanh toán
-Mẫu đơn
-Thông báo
-Quảng cáo
-Hướng dẫn
Double passage
-Bảng kê và email
-Thư tín và biên nhận
-Tin tức và thư tín
-Thư trả lời email
-Quảng  cáo và thư tín.
-Quảng cáo tìm người
-Hóa đơn thanh toán và yêu câu khất nợ
-Giới thiệu chương trình và bài báo
Chiến thuật dành cho Part 7.
Không đủ thời gian
Số lượng câu hỏi trong Part 7 của New TOEIC tăng lên 8 câu và số bài đọc cũng tăng thêm qua dạng doulbe passage.Vì vậy ,cách duy nhất để mở rộng thời gian dành cho việc đọc hiểu ở phần này là luyện tập trả lời câu hỏi ở Part 5 và Part 6 trong 30 giây.Điều này có nghĩa,bạn dành 26 phút để giải quyết tổng số 52 câu hỏi của Part5 và Part 6 và dành 49 phút còn lại cho 48 câu hỏi ở Part 7.
Có thể làm Part 7 trước không?
Ở phần Reading Comprehension,khả năng tập trung của thí sinh thường bị suy giảm rất nhiều khi đến Part 7.Vào lúc này thí sinh dễ bỏ sót hoặc chọn câu trả lời sai hoặc đôi khi không đủ thời gian,vì dành quá nhiều thời gian cho Part 5 và Part 6.Nếu làm Part 7 với tâm trạng phấn chấn và bình tĩnh thì ngược lại thí sinh có thể làm tiếp phần Part 5 và Part 6 một cách dễ dàng.Vì vậy,bạn nên suy nghĩ xem nên làm Part 7 trước hay không? điều này tuy thuộc quan điểm từng người.
Có nhiều tình huống khác nhau ở Double passage.
Số lượng bài đọc tăng lên do thí sinh phải đọc Double passage.Tuy vậy ,nếu biết trước các tình huống khác nhau ở phần này,bạn có thể hiểu được nội dung của bài đọc một các dễ dàng và trả lời câu hỏi chính xác và hiệu quả hơ

TRUNG TÂM TIẾNG ANH SMARTCOM
Tòa nhà SMARTCOM, số nhà 33 ngõ 41 phố Thái Hà, quận Đống Đa, TP Hà Nội, Việt Nam.
Tell: (84-4)2242 7799/(84-4)6291 8666



Lưu ý khi học nghe và làm phần nghe TOEIC


Dù là fomat cũ hay mới thì vẫn dựa trên một số bí kíp như sau (dưới đây là kinh nghiệm của một bạn đã thi toeic theo fomat cũ):


 - 100 câu nghe trong đề thi chia làm 4 phần:
+ Phần 1:
Gồm 20 câu mỗi câu là một bức tranh và 4 câu miêu tả bức tranh đó: phần này được coi là dễ nhất trong bài nghe vì câu miêu tả ngắn và dẽ nghe, tuy nhiên, bạn đừng coi thường nó nhé vì bọn ITS này chuối lắm, nó đọc những câu miêu tả mà nghe cứ như thể là miêu tả bức tranh đó nhưng thực ra là nó cố tình gây nhầm lẫn ở một điểm nào đó, ví dụ như, trong bức tranh có 4 người đang ngồi với nhau và có một câu đại thể như “they are having a meeting” hoặc “they are discussing a problem” chẳng hạn nhưng thực tế trong bức tranh mỗi người nhìn một lẻo và chẳng có vẻ họp hành gì cả… cuối cùng nó cho một câu “three of them are waering glasses” và thực đúng là trong đó có 3 người đeo kính còn một người không đeo vậy là câu này mới mô tả đúng nhất nội dung bức tranh …. thế có chuối không??? Không cẩn thận bạn bị nó lừa như chơi, mà câu nào cũng thế đấy không có cái kiểu câu gỡ điểm đâu. Để khắc phục vấn đề này bạn phải chú ý quan sát toàn bộ bức tranh và rất nhanh trí hình dung ra những câu mô tả bức tranh đó, phải để ý từng chi tiết nhỏ trên bức tranh đó, còn nghe thì phải nghe chuẩn để tránh bị nhầm lẫn giữa những từ phát âm nghe giông giống nhau nhé.

+ Phần 2:
Gồm 30 câu theo kiểu một người đọc câu hỏi và một người đọc 3 câu trả lời bạn phải chọn ra một câu trả lời đúng cho câu hỏi đó. Phần này khó hơn phần bức tranh một tí, nếu bạn chú ý lắng nghe thì trả lời rất nhanh, tuy nhiên nó lại lừa đảo bạn cũng không ít.
Ví dụ như:
Q: When did your flight take off?
A: - I fired it yesterday
- It was flying in the air three days ago
- It took off at 3.00 last Sunday


Vậy là bạn bị nó lừa ở chỗ “fired” và “flying” vì nó nghe “giông giống” với “flight” ở câu hỏi, trong khi đó câu thứ ba đúng thì nghe lại chẳng thấy có gì liên quan vì “take” bị chia một thì thành ‘took” mất lại còn 3.00 nữa chứ nghe loằng ngoằng thế chắc không phải đâu thế là tích đại vào câu 1 hoặc 2 thế là sai bét.


+ Phần 3:

Gồm 30 câu nghe đoạn hội thoại sau đó trả lờ câu hỏi như kiểu đề thi TOELF ấy, phần này lại khoai hơn phần trước một tí. Để làm tốt được phần này bạn phải nhanh chóng đọc câu hỏi của đoạn hội thoại đó và chú ý nghe nội dung từ đầu đến cuối cố gắng không bỏ sót chữ nào vì bạn không thể tưởng tượng được đâu chính những từ bị phát âm lướt qua lại là đáp án cho câu trả lời đấy. Phần này đòi hỏi cả tư duy logic nữa tôi lấy ví dụ như trong đoạn hội thoại nói như sau:
“…….
A: When will the meeting be taken place?
B: It was planned to be on Friday, but as Mr John’s fllight was delayed we changed it to Monday next week.
A: When will Mr John arrive?
B: He said to me that he will arrive on Sunday.
…..”
Và câu hỏi đặt ra cho bạn là:
“When will Mr John have a meeting?”
A.On Friday
B.On Monday
C.On Sunday
D.Next week


          Vậy nếu bạn nghe không rõ cái chỗ “but as Mr John’s fllight was delayed we changed it to Monday” thì sẽ bị nhầm lẫn hết cả, bạn nghe thấy có hết cả các ngày trong đoạn hội thoại nhưng không biết ngày nào mới chính xác. Bạn phải tư duy một chút và chú ý lắng nghe mới trả lời chính xác được đúng chưa./.

+ Phần 4: Gồm 20 câu hỏi cho khoảng 7 đến 9 đoạn, mỗi đoạn văn sẽ có tối thiểu 2 câu hỏi, phần này là phần khó nhất trong bài nghe, nhưng lại là phần ít lừa đảo và đánh đố nhất, nó chỉ đòi hỏi bạn khả năng ghi nhận thông tin nhanh thôi. Để làm tốt phần này bạn cần phải đọc lướt nhanh các câu hỏi (như nói ở trên kia) …. Bạn cũng cần phải luyện nghe đoạn văn thường xuyên để quen với các ghi nhận các thông tin chính, vì các câu hỏi trong đề thi thường tậ trung hỏi các vấn đề chính, với cả nghe thường xuyên bạn đỡ bị căng thẳng hơn, không bị bỏ sót thông tin hơn.

3. 3. Phần đọc: 
Phần đọc trong đề thi TOEIC gồm 3 phần với hình thức khác nhau
+ Phần 1:
Gồm 20 câu “Incomplete sentense” (hoàn thiện câu), trong các câu hỏi này thường tập trung vào phần sau:
Từ loại (Vocabulary), 4 đáp án có thể cùng một từ nhưng mỗi từ lại ởl một dạng danh từ, tính từ, phân từ hai … bạn phải nắm vững cả kiến thức ngữ pháp cơ bản cả về cấu tạo từ thì mới hoàn thiện được câu đúng. Theo tôi để luyện tốt được các câu hỏi này khi học bạn nên có một cuốn sổ tay bất kể một từ nào bạn gặp phải bạn cũng nên đặt ra câu hỏi “dạng thức tính từ của từ này là gì?” hay “từ này nếu chia ở dạng phân từ 2 thì cấu tạo thế nào?” … sau đó bạn cố gắng học thuộc nó, ghi chép tất cả các dạng thức của từ gốc đó. Nếu làm tốt điều này chắc chắn vốn từ của bạn sẽ tăng đáng kể. Bạn cũng có thể suy diễn theo kinh nghiệm trong trường hợp bí quá ví dụ như những tính từ kết thúc bằng đuôi “able” thì danh từ của nó thường là “ability”, rồi những động từ kết thúc bằng “ate” thì danh từ hay có đuôi là “tion” …
Vậy các loại câu này bạn nên xác định vai trò của từ còn thiếu trong câu sau đó chọn dạng thức đúng của nó sau đó tick vào đáp án ok!!
Nghĩa của từ (Meaning), 4 đáp án có thể cùng từ loại với nhau nhưng sẽl có nghĩa gần giống nhau và bạn phải chọn ra một từ có nghĩa đúng nhấp cho câu đó, về loại câu này bạn không có cách nào khác là phải học và phân biệt nghĩa của từ cho chuẩn xác, thuộc các thành ngữ, cụm động từ, cụm danh từ … ví dụ như trong câu sau:
“I have to arrange document to ___________ customs clearance every day”
A.do
B.make
C.get
D.prepare
Đáp án đúng của câu này là “Make” , vậy nếu bạn không hiểu và phân biệt rõ sự khác nhau giữa “Do” và “Make” chắc chắn sẽ bị nhầmGiới từ (Pre) đáp án sẽ là 4 giới từ và một trong đó sẽ đúng với nghĩal của câu, về phần này ngoài các giới từ thông thường như giới từ chỉ vị trí “in”, “on” bạn còn phải thuộc nhiều cụm thành ngữ nữa ví dụ như câu sau:
“The soldier died ____________ a wound in the First World War”
A.Of
B.From
C.Because
D.By

Trời ơi gặp câu này thì tức chết đi mất tôi giám cá là 99% những người học khá tiếng Anh sẽ chọn “of” vì bạn thường gặp thành ngữ “die of something” thế là tự tin quá còn gì (mừng rơi nước mắt) hoặc “By” vì bạn nghĩ rằng nghĩa của nó là “bởi” ok! tick luôn, còn lại những người học kém hơn một chút thì chọn “because” vì nghĩ rằng nó có nghĩa là bời vì, trường hợp này thì không oan uổng gì cả. Nhưng bạn sẽ hết sức bất ngờ có khi còn choáng vì đáp án đúng của nó là “from” ặc ặc bạn chỉ có thể điền đúng khi bạn thuộc thành ngữ “to die from a wound” (chết vì bị thương) … chuối chưa. Mà cái thủ đoạn lừa đảo này thì thường xuyên luôn, bạn phải học sâu và học chắc mới đối phó được.
Trên đây tôi chỉ có thể dẫn chiếu vài ví dụ cơ bản để minh chứng cho thủ đoạn lừa đảo trong bài thi TOEIC thôi, các bạn nên mua thêm sách hướng dẫn luyện thi TOEIC. Bạn nên xem tất cả các dạng bài mà đề thi hay ra để có hướng học, cũng phải lưu ý các bạn là phần này không loại trừ một dạng ngữ pháp nào cả nên bạn phải chắc và sâu ngữ pháp mới làm chuẩn được.

+ Phần 2: 
Gồm 40 câu Error Recognition (phát hiện lỗi) xem thêm tại 870 câu ngữ pháp trong bài thi TOEIC
          Hình thức của nó là cho một câu gạch chân 4 chỗ và xem chỗ gạch chân nào bị sai, 40 câu này mỗi câu sẽ đụng đến một dạng ngữ pháp và cũng tương đối khó. Cách làm nhanh và chính xác các câu hỏi này là bạn đọc kĩ câu hỏi xem các chữ bị gạch chân có vai trò gì trong câu và tìm ra mối quan hệ của nó với các thành phần khác trong câu, bạn phải xem xét kĩ cả bốn từ hoặc cụm từ được gạch chân, không nên vội vã tick vào A hoặc B mà chưa xem đến B, C. Nhiều khi nó lừa mình làm như là A hoặc B sai nhưng thực sự xét kĩ ra thì không phải.
Theo kinh nghiệm của tôi thì những câu ngữ pháp trong phần này và phần trên rất giống với phần Stucture trong đề thi TOEFL (form cũ) và độ khó thì tương đương, vậy nếu ngữ pháp cơ bản của bạn không chắc thì ngoài những sách luyện thi TOEIC bạn nên mua thêm những sách hướng dẫn luyện thi TOEFL về làm thêm. Các sách này bán rất nhiều và giá rẻ vì hiện nay TOEFL đã chuyển sang IBT, các sách này cũng rất cơ bản và khoa học giúp bạn học hiệu quả hơn.

+ Phần 3:
(Reading comprehension) gồm 40 câu hỏi cho từ 10 đến 14 đoạn văn. Phần này tương đối là mang tính chuyên môn vì những đoạn văn thiên về thương mại, kinh tế, kiểu như một đoạn quảng cáo, một đoạn trích về thông tin hoặc báo cáo của một công ty … cũng có những đoạn rất thông thường như lịch trình của một hãng hàng không, menu trong các nhà hàng … Phần này chiếm nhiều điểm trong bài thi của bạn vì vậy bạn nên cố găng luyện phần này càng nhiều càng tốt.
 

Về độ khó thì tuỳ theo mức độ, có đoạn rất dễ nhưng có đoạn cũng rất khó (nhưng tôi giám khẳng định 110% rằng so với TOEFL thì … muỗi). Phần này đòi hỏi bạn phải tư duy một chút để tìm ra câu trả lời đúng nhất, bạn đừng ngại nó chỉ lừa chút thôi chứ không đánh đố đâu.
Khi làm phần này để nhanh chóng và chính sác bạn nên:
Bước 1: đọc luớt toàn bộ các câu hỏi liên quan đến đoạn văn đó
Bước 2: đọc lướt đoạn văn chú ý vào những chỗ câu hỏi đề cập đến, bạn đừng có dịch nó ra nhé, từ nào mới mà bạn không biết thì đoán nghĩa, bạn nên hiểu tổng thể đoạn đó nói về cái gì thôi.
Bước 3: Đọc từng câu hỏi một và xem lại đoạn văn tìm thông tin cho câu hỏi đó và tick OK.

          Đó là khi thi còn khi học thì sao? Theo kinh nghiệm của tôi thì khi học bạn nên tích luỹ càng nhiều từ vựng càng tốt (điều này xưa như trái đất nhưng làm được thì chẳng “rễ” tí nào đừng thở dài nhé). Bạn luyện cho mình cách hiểu tổng quan về một đoạn văn và cách đọc lướt nhanh, trách trường hợp vừa đọc vừa dịch vừa mất thời gian vừa không hiệu quả. Bạn cũng nên học cách suy diễn các thông tin trong đoạn văn nhé vấn đề này tôi phải dẫn chứng một ví dụ as follow:

Đoạn văn:
“Welcome, Ms. Martelli… , to the Star Plaza Holtel. We hope you have a pleasant stay. Please present this card when enjoying our restaurant, coffee shop, and sporting facilities and when signing charges to your room account.
Check out date: 10th December
Room no. 635 P. Angelo (Desk Clerk)”

Câu hỏi đặt ra là

1.When did the guest receive this card?
A.When making a room reservation
B.When checking into the hotel
C.When ordering a meal at a restaurant
D.When paying the bill

2.Who issued this card to the guest?
A.P. Angelo
B.Ms. Martelli
C.The hotel manager
D.The restaurant cashier

Bạn thử trả lời câu hỏi này đi, nó cũng “rễ” thôi bạn chỉ cần dựa vào thực tế một chút vì sao nhỉ? Bạn không thể nhận được cái Card đó khi bạn đặt phòng đúng không (bản thân “make a room reservation” chỉ là đặt chỗ trước và chưa hề đến ởi thực tế) nếu bạn hiểu sai từ này là toi, vậy câu A loại. Câu C và D thì là lúc bạn “present” cái card thôi, loại tiếp nhé, còn lại câu B thì đúng quá còn gì khi bạn “check into a hotel” chính là lúc bạn chính thức đến ở đó và nhận được Card khi “stay” thôi.
Vậy đấy, bạn phải hiểu rõ từ vựng nhé! và tưởng xem nếu minh đi hotel thì thế nào! Còn câu 2 thì sao? cũng thế thôi, người Issue cái card này không thể là bà “Guest” đó được, cũng không thể là cô nàng “Cashier” kia vì bạn đã “charge” đâu, còn lại bạn lâm vào boăn khoăn giữa “lão maneger” và cô P. Angelo. Chắc chắn sẽ có nhiều người nhầm thành ông manager vì nghĩ rằng ông ta có quyền phát hành cái Card cho khách sạn của ông ta, nhưng thực tế lại là Ms P. Angelo vì chữ kĩ của cô ta rành rành trên đó, bản chất của “Issue” là tạo ra hoặc hoàn thiện một cái form thôi đừng nghĩ to tát nhé.

TRUNG TÂM TIẾNG ANH SMARTCOM
Tòa nhà SMARTCOM, số nhà 33 ngõ 41 phố Thái Hà, quận Đống Đa, TP Hà Nội, Việt Nam.
Tell: (84-4)2242 7799/(84-4)6291 8666