Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến TOEIC


******Đối tượng thi TOEIC?
  •    Những người sử dụng tiếng Anh trong công việc hàng ngày thuộc  các lĩnh vực như: kinh doanh,khách sạn,bệnh viện,nhà hàng,hội nghị quốc tế và sự kiện thể thao
  •    Những người do nhu cầu công việc đòi hỏi sử dụng tiếng Anh như:nhân viên kỹ thuật,nhân viên kinh doanh và nhà quản lí
  •    Những cá nhân chuẩn bị đi làm,đi xin việc
  •    Những học viên tham gia các khóa đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Anh
  •    Những cá nhân tham gia các chương trình đào tại Anh ngữ
******Mục đích thi TOEIC?

          Mỗi  năm có hơn 5 triệu người tham gia dự thi bài thi TOEIC và kết quả bài thi được công nhận và sử   dụng bởi hàng nghìn công ty trên khắp thế giới . Là một phương tiện đánh giá trình độ sử dụng Anh ngũ công bằng,chính xác khách quan,TOEIC có thể giúp bạn:
  • đánh giá trình độ sử dụng tiếng anh hiện tại
  • đáp ứng yêu cầu của một vị trí công tác mới
  • nâng cao giá trị văn bằng
  • theo dõi quá trình tiến bộ về trình độ Anh ngữ
  • đề ra mục tiêu học tập
  • thu hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng
******Thời gian và địa điểm thi TOEIC?
      TOEIC được tổ chức thi vào tất cả các ngày hành chính trong tuần tại Hà Nội,Đà Nẵng,TP.Hồ Chí Minh và theo yêu cầu của khách hàng.Để biết thêm thông tin chi tiết và lịch thi và thủ tục đăng kí thi,vui lòng liên hệ với các văn phòng của IIG Việt Nam trên toàn quốc.

******Khoảng cách giữa các lần thi TOEIC?
       IIG Việt Nam quy định hai lần thi liên tiếp của một thí sinh phải cách nhau tối thiểu 5 ngày làm việc.Để biết thêm thông tin,vui lòng liên hệ với các văn phòng của IIG tại Hà Nội,Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh.

******Lệ phí thi TOEIC?
        Lệ phí thi TOEIC được áp dụng không đồng nhất ở các quốc gia , tùy thuộc vào đặc điểm thị trường và chính sách phát triển tại mỗi quốc gia.Để biết thêm thông tin,vui lòng liên hệ với các văn phòng IIG Việt Nam.


 ******Mức điểm để "đỗ" bài thi TOEIC?
         Bài thi TOEIC không phải là dạng bài thi "đỗ" hay "trượt". Mỗi một ngành nghề hay vị trí công việc đòi hỏi một trình độ Anh ngữ khác nhau.Chương trình TOEIC được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh trong môi trường lai động,  nên nó thể đánh giá trình độ Anh ngữ ở mọi cấp độ khác nhau.TOEIC giúp thí sinh nhận biết khả năng sử dụng tiếng Anh hiện tại của mình.Thang điểm kiên tục của TOEIC giúp học viên xây dựng mục tiêu phấn đấu và đánh giá sự tiến bộ trong quá trình nâng cao trình độ Anh ngữ.
         Nhiều công ty sử dụng chương trình TOEIC để xây dựng tiêu chuẩn Anh ngữ cho các vị trí công việc dựa trên yêu cầu về trình độ Anh ngữ cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.Công ty của bạn có thể đòi hỏi nhân viên đạt được một điểm số TOEIC tối thiểu về trình độ tiếng Anh tương ứng với mức điểm đó là mức trình độ cần thiết cho các vị trí công tác.Nhiều công ty tổ chức các khóa đào tạo Anh ngữ cần giúp nhân viên của mình đạt được mức điểm TOEIC mục tiêu- mức điểm đó sẽ phản ánh trình độ Anh ngữ cần thiết để đáp ứng những yêu cầu khách quan của mọi công việc cụ thể.


******Nội dung các câu hỏi trong bài thi TOEIC?
         Dưới đây là một số tình huống và ngữ cảnh thường gặp trong các câu hỏi của bài thi TOEIC
  • Hợp tác phát triển: nghiên cứu,phát triển sản phẩm
  • Nhà hàng: bữa trưa thân mật,tiếp khách,đặt bàn ăn
  • Giải trí: rạp chiếu phim,nhà hát,âm nhạc,triển lãm,viện bảo tàng,thông tin đại chúng
  • Tài chính và ngân hàng: ngân hàng đầu tư,thuế,kế toán,thanh toán
  • Kinh doanh: hợp đồng,đàm phán,liên kết,marketing,kinh doanh , bảo hiểm,kế hoạch kinh doanh,hội nghị,quan hệ lao động
  • Sức khỏe:bảo hiểm y tế,khám bệnh.nha khoa,trạm xá,bệnh viện
  • Kinh doanh bất động sản:xây dựng,mua và thuê,dịch vụ điện và gas
  • Sản xuất:dây chuyền sản xuất,quản lí nhà máy,quản lí chất lượng
  • Văn phòng: họp,ủy ban,thư từ,bản ghi nhớ,điện thoại,fax,trang thiết bị văn phòng,thủ tục hành chính
  • Nhân sự:tuyển dụng,xa thải,nghỉ hưu,lương đề bạt,xin việc,quảng cáo việc làm,trợ cấp,phần thưởng
  • Bán hàng: mua sắm,cung cấp, theo đơn đặt hàng,vận chuyển,hóa đơn
  • Kỹ thuật: điện tử,công nghệ,máy tính,thiết bị thí nghiệm
  • Du lịch:tàu hỏa,máy bay,taxi,xe buýt,tàu thủy,thuyền,vé,kế hoạch,thông báo nhà ga,sân bay,thuê ô tô,khách sạn,trì hoãn và hủy bỏ
******Người khuyết tật có thể thi TOEIC?
       Nếu bạn là người khuyết tật và cần sự trợ giúp đặc biệt trong kì thi TOEIC, hãy kiên hệ với các văn phòng của IIG Việt Nam để thảo luận về yêu cầu của mình trước 2 tuần.



TRUNG TÂM TIẾNG ANH SMARTCOM
Tòa nhà SMARTCOM, số 33/41 phố Thái Hà, quận Đống Đa, TP Hà Nội, Việt Nam.
Tel: (84-4)2242 7799/(84-4)6291 8666
Website: http://smartcom.vn/

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Các hình thức thi hiện tại (tiếp)


Thi TOEIC mở rộng
IIG Việt Nam tổ chức kỳ thi TOEIC mở rộng dành cho các công ty, cơ quan, tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam với số lượng không hạn chế. Các buổi thi này được tổ chức theo yêu cầu của khách hàng vào bất cứ thời gian nào và ngày nào trong tuần. Trong trường hợp buổi thi diễn ra vào các ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ hay ngoài giờ hành chính, khách hàng không phải chịu thêm chi phí.
Đăng ký dự thi?
* Đơn vị đăng ký dự thi cần gửi cho văn phòng IIG Việt Nam bản đăng ký theo mẫu có đầy đủ thông tin về những người sẽ tham gia dự thi muộn nhất là 01 tuần trước ngày thi.
* Văn phòng IIG Việt Nam sẽ gửi sách hướng dẫn thi TOEIC (TOEIC Examinee Handbook) cho đơn vị đăng ký thi muộn nhất là 03 ngày trước ngày thi. Tất cả các thí sinh của đơn vị đăng ký thi phải đọc kỹ cuốn sách hướng dẫn này trước khi thi.
* Giữa hai lần thi liên tiếp phải cách nhau tối thiểu 05 ngày làm việc.
Kết quả thi TOEIC?
Sau 07 ngày làm việc kể từ ngày thi, IIG Việt Nam sẽ cung cấp cho khách hàng bản báo cáo kết quả thi gồm danh sách điểm số của tất cả các thí sinh, biểu đồ so sánh…và phiếu điểm riêng của từng cá nhân.
Kết quả thi này sẽ được gửi tới bộ phận chức năng của công ty, tổ chức (thường là bộ phận quản lý nhân sự). IIG Việt Nam không cung cấp riêng phiếu điểm cá nhân cho thí sinh trong đơn vị nếu chưa được sự đồng ý bằng văn bản của đại diện có thẩm quyền của công ty, tổ chức đã ký hợp đồng.


TRUNG TÂM TIẾNG ANH SMARTCOM
Tòa nhà SMARTCOM, số 33/41 phố Thái Hà, quận Đống Đa, TP Hà Nội, Việt Nam.
Tel: (84-4)2242 7799/(84-4)6291 8666
Website: http://smartcom.vn/

Các hình thức thi Toeic hiện tại

     
   Thi TOEIC định kỳ
IIG Việt Nam tổ chức thi TOEIC định kỳ cho các cá nhân vào các ngày từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần, trong giờ hành chính tại các văn phòng của TOEIC Việt Nam ở Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. 
Đăng ký dự thi? 
Thí sinh cần phải trực tiếp thực hiện thủ tục đăng ký dự thi tại các văn phòng của IIG Việt Nam muộn nhất là 01 ngày trước khi thi. Khi đi đăng ký thi, thí sinh cần phải mang theo 03 ảnh thẻ 3x4 chụp không quá 03 tháng, Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu gốc và bản phô-tô Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu hoặc các loại giấy chứng nhận nhân thân bổ sung khác (nếu được yêu cầu). Thủ tục đăng ký dự thi không được chấp nhận qua điện thoại, fax hoặc e-mail. Lệ phí thi bằng tiền Việt tương đương 35 USD.
Thí sinh muốn thay đổi hoặc hủy buổi thi cần đến Văn phòng IIG Vietnam làm thủ tục muộn nhất là 15h của ngày trước ngày thi. Nếu đăng ký hủy buổi thi trước ngày thi, thí sinh phải trả khoản lệ phí bằng một nửa lệ phí thi. Đối với thí sinh bỏ thi TOEIC vào ngày thi, thí sinh sẽ không được hoàn trả lệ phí.
Giữa hai lần thi liên tiếp phải cách nhau tối thiểu 05 ngày làm việc. 
Kết quả thi TOEIC?
Kết quả bài thi của thí sinh sẽ được thông báo sau 05 ngày làm việc kể từ ngày thi. Mỗi thí sinh sẽ nhận được tờ phiếu điểm trong phong bì có niêm phong. Khi tới văn phòng IIG Việt Nam nhận kết quả thi, thí sinh cần phải xuất trình:
- Form đăng ký dự thi (bản gốc).
- Chứng minh thư/Hộ chiếu gốc
Nếu thí sinh không đến nhận kết quả thi được, thí sinh có thể uỷ quyền cho người khác đến nhận thay kết quả thi. Thí sinh đó cần viết Giấy ủy quyền cho người đi lấy thay. Người đi lấy thay kết quả thi cần mang theo Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu gốc của mình, Giấy ủy quyềnPhiếu đăng ký dự thi của thí sinh.
Phiếu điểm TOEIC có giá trị trong thời han 02 năm. Trong trường hợp yêu cầu cung cấp thêm phiếu điểm để nộp hồ sơ tuyển dụng vào các cơ quan/tổ chức khác nhau, thí sinh phải đạt điểm TOEIC từ 200 trở lên. Thí sinh cần phải xuất trình CMND/Hộ chiếu gốc, bản phô-tô phiếu điểm TOEIC, 01 ảnh 3x4 (giống với ảnh trên phiếu điểm gốc) cho mỗi phiếu làm thêm, thông tin nơi nhận phiếu điểm (bao gồm tên của cán bộ nhân sự và địa chỉ doanh nghiệp) và làm thủ tục đăng ký trực tiếp tại văn phòng IIG Việt Nam. IIG Việt Nam sẽ chuyển Phiếu điểm đó về địa chỉ Công ty mà thí sinh nộp hồ sơ tuyển dụng sau 05 ngày làm việc. Lệ thí cho mỗi phiếu điểm in thêm là 50.000 VNĐ và lệ phí chuyển phát nhanh là 15.000 VNĐ/lần đến địa chỉ của Công ty tuyển dụng.
Nếu muốn yêu cầu cung cấp thêm phiếu điểm để nộp hồ sơ du học, thí sinh phải đạt điểm TOEIC từ 500 trở lên. hí sinh cần phải xuất trình bản phô-tô nội dung văn bản yêu cầu có phiếu điểm TOEIC trong hồ sơ nộp vào trường (VD: email, tờ rơi, thông tin quảng cáo trên báo chí...), CMND/Hộ chiếu gốc, bản phô-tô phiếu điểm TOEIC, 01 ảnh 3x4 (giống với ảnh trên phiếu điểm gốc) cho mỗi phiếu làm thêm và làm thủ tục đăng ký trực tiếp tại văn phòng TOEIC Việt Nam. Thí sinh sẽ phải điền thông tin và ký nhận vào “Đơn đề nghị cấp bản sao phiếu điểm TOEIC”. Trong đơn, thí sinh phải ghi mục đích là hoàn thiện hồ sơ du học, cung cấp đầy đủ thông tin về trường sẽ nộp hồ sơ (tên trường, địa chỉ chi tiết) và cam đoan sử dụng phiếu điểm đúng mục đích. Lệ thí cho mỗi phiếu điểm in thêm là 50.000 VNĐ. Thí sinh có thể nhận bản sao phiếu điểm trực tiếp sau 05 ngày làm việc (tại VP Hà Nội)/07 ngày làm việc (tại VP Đà Nẵng và Hồ Chí Minh) hoặc nộp lệ phí chuyển phát nhanh là 15.000 VNĐ/lần đến địa chỉ đăng ký nhận bản sao.
Thí sinh có thể yêu cầu cung cấp bằng chứng nhận (Certificate of Achievement). Thí sinh chỉ có thể làm được 01 bằng chứng nhận cho mỗi lần thi.và sẽ nhận bằng sau 10 ngày làm việc kể từ ngày yêu cầu. Lệ phí cho mỗi bằng chứng nhận là 15 USD.

TRUNG TÂM TIẾNG ANH SMARTCOM
Tòa nhà SMARTCOM, số 33/41 phố Thái Hà, quận Đống Đa, TP Hà Nội, Việt Nam.
Tell: (84-4)2242 7799/(84-4)6291 8666
Website: http://smartcom.vn/

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Trải nghiệm khi đi thi toeic part2


Sau khi “vượt qua” vòng 2 ở tầng 2, theo chỉ dẫn bạn lại lên tầng 3 để … kiểm tra lần 3. 2 chị giám thị nữa đứng ở cửa phòng thi. Cũng lại soi tên, CMND, mặt mũi.
Phòng thi cũng nhỏ nhỏ, tầm 30 người (tùy vào đăng ký) mỗi người được cho vào 1 cái hộp (bạn nào dùng phòng lab học ngoại ngữ thì biết rồi đấy, mỗi bàn được ngăn cách bằng mấy tấm gỗ, trông như cái hộp ấy). Ài, tin buồn là không có headphone riêng, mà các bạn sẽ nghe bằng loa chung treo trên tưởng, nhưng cũng ko lo vì âm thanh nghe cũng ổn.
Ở trên bàn mỗi thí sinh là 1 cái bút chì (nhấn mạnh lần nữa là có tẩy) và 2 tờ giấy. Xin nhắc nhở là các bạn đừng táy máy ghi gì vội.Bạn sẽ được hướng dẫn tỉ mỉ về cách điền phiếu thông tin, và sau khi điền xong, các giám thị sẽ đi lần lượt từng bàn để kiểm tra lại cho bạn, cộng thêm đối chiếu với CMND một lần nữa. Và 1 kinh nghiệm nữa cho bạn: tớ đc 1 chị nhắc là khi đánh dấu các ô tròn thì nên đưa đầu bút chì theo hình vòng tròn tô cái ô đấy, thay vì đưa đầu bút lên xuống theo kiểu các nét thẳng.
Sau khi kiểm tra kỹ càng, bạn sẽ được nhắc viết một câu “cam kết” theo mẫu đã được in sẵn trên tờ giấy thi và ký tên. trước đấy bạn sẽ được cảnh cáo không được vi phạm nội quy, ko được nói chuyện… và một số “điều lệ” mà lần đầu tiên tớ được nghe tới trong 1 kỳ thi như “tờ bài làm phải để chính giữa, không được để sang bên trái, không được để sang bên phải”, “tờ bài làm phải đặt dưới quyển đề thi”, “không được nhấc tờ bài làm lên khỏi mặt bàn”… Và bạn cũng sẽ được chú ý luôn là có camera thu hình buổi thi đề phòng có gian lận.
Xong xuôi hết thủ tục (kéo dài gần 30 phút), bạn sẽ được phát quyển đề thi. Gọi là quyển cũng đúng, vì nó có gần 50 trang, và format của nó y hệt như đề thi mẫu in ở trong quyển Developing Skills for the TOEIC test (nằm trong bộ 4 quyển luyện TOEIC mới). Có một cái niêm phong ở quyển đề thi, và sau khi được nghe thử băng, ghi giờ thi lên bảng, bạn sẽ được nhận một câu hướng dẫn được phát ra chỉ trong tầm 1,5 giây : “Bắt đầu tính giờ. Anh, chị nhét bút chì vào bên trong quyển đề và giật thật mạnh niêm phong. Chúc anh chị làm bài thi tốt”.
Bài làm có 7 phần, như format TOEIC cũ. 4 phần nghe và 3 phần đọc, mỗi phần 100 câu.
Phần nghe sẽ làm liên tục trong 45 phút và đĩa chỉ chạy 1 lần. Kinh nghiệm cho phần nghe: tập trung nghe là 1 chuyện, nhưng đừng căng tai + căng thẳng quá lúc đầu. Bởi độ khó của bài nghe tăng dần, nghĩa là càng về cuối đoạn hội thoại càng dài, càng nói nhanh và nhiều thông tin hơn. Vì vậy đoạn bạn cần tập trung cao độ là đoạn nghe về cuối chứ không phải đoạn đầu. Nếu ai mà căng thẳng chăm chú phần nghe đầu quá, đến lúc cuối của 45 phút chắc sẽ thấy mệt mỏi (nhớ là bạn sẽ nghe liên tục trong 45 phút) và không thể tập trung nghe tốt phần cuối (khó) được.
Nghe là phần mệt nhất vì phải nghe liên tục, chưa kể nếu bạn không nghe kịp cũng ko có mấy thời gian để suy nghĩ vì băng đọc liên tục, dừng lại giữa mỗi câu khá ngắn. Vì vậy bạn nên: hoặc là đánh dấu hết vào đề trước rồi nghe xong chép lại đáp án sau (vì phần nghe và đọc làm liền nhau, mà đọc thì thường sẽ làm thừa thời gian), hoặc ghi thẳng đáp án vào bài làm, chứ đừng vừa ghi chú vào đề, lại ngay sau đấy hì hụi tô đáp án.
Xong thì cứ ngồi yên đấy, vì bạn không được về trước giờ đâu, đừng mất công giơ tay hỏi. Thi xong, bạn sẽ phải ngồi lại chờ các chị (một lần nữa) xem lướt qua bài thi từng người xem có thiếu thông tin gì không, rồi sẽ nhận được lời chúc “Chúc mừng anh chị đã hoàn thành bài thi TOEIC…”.Vậy là thời gian thi đến đây đã chính thức kết thúc,bạn chỉ việc tìm lại chiếc xe của mình và thư giãn với nó thôi.

TRUNG TÂM TIẾNG ANH SMARTCOM
Tòa nhà SMARTCOM, số 33/41 phố Thái Hà, quận Đống Đa, TP Hà Nội, Việt Nam.
Tell: (84-4)2242 7799/(84-4)6291 8666
Website: http://smartcom.vn/

Trải nghiệm khi đi thi toeic part1


Đây ko phải là kinh nghiệm của mình.nhưng tìm thấy trên mạng,post lên cho mọi nguời cùng đọc.
Kinh nghiệm đầu tiên cho các bạn là đừng đến “quá” sớm. Vì cái chỗ đứng đợi không gian có hạn mà người thi thì đông, nên kết quả tất yếu là nhiều người phải ra ngoài sân đứng đợi nếu không muốn đứng chình ình giữa phòng ở tầng 1 (và 1 quy luật hiển nhiên là mọi người ngồi quanh phòng sẽ nhìn chằm chằm vào bạn). 8h30 là đúng 8h30 bắt đầu có người gọi tên lên phòng thi. Tầm 8h20 có mặt là ổn.
Nếu hôm bạn đến đăng ký thấy chỗ vỉa hè chật hẹp thì cũng đừng lo, vì hôm thi sẽ có một chỗ để xe tạm thời được huy động để phục vụ thí sinh ngay ở góc phố ngay bên cạnh. Và đến bây h tớ vẫn băn khoăn chưa hiểu tại sao trong 483k lệ phí thi lại chưa bao gồm 2k tiền gửi xe. Có lẽ do 1 cái mà kinh tế vẫn gọi là “rủi ro tỷ giá”.
Đến đúng 8h30, sẽ có 1 chị giám thị mặc đồng phục đứng ở chân cầu thang tầng 1 gọi tên các thí sinh lên phòng thi. Trước đấy, bạn sẽ được hướng dẫn là không được mang tư trang … vào phòng thi. Và đúng là chị này không nói đùa. Ngoài CMND, thẻ dự thi, bạn đừng nên có ý định mang thêm cái gì vào, dù là bút chì, tẩy hay di động. Có một tủ gửi đồ ngay ở phía bên phải, vì thế nếu các bạn mang nhiều đồ linh tinh, tớ khuyên các bạn nên nhanh chân chạy vào chiếm 1 tủ trước khi những thí sinh khác kịp nhận ra có tủ gửi đồ. Tớ cũng đã rất nhanh chân và chiếm nguyên 1 khoang tủ chỉ cho một mình cái di động của tớ.
Sau khi được gọi đến tên, bạn sẽ đưa CMND và thẻ dự thi cho giám thị đấy để kiểm tra “nhận dạng”. Chị ý sẽ soi từ ảnh trên thẻ dự thi sang ảnh trên CMND rồi sang mặt bạn. Xong một lượt, chị ý … lại tiến hành soi lượt 2. Và nhìn cái cách chị ý soi thì tớ đoán mọi dấu hiệu nhận dạng trên CMND của bạn (như nốt ruồi, sẹo…) sẽ không được bỏ qua. Bạn nào lỡ tẩy nốt ruồi rồi thì khéo khi xem xét việc dùng mực chấm tạm vào . Kỳ thi này có lẽ là thủ tục cần dùng CMND nhiều lần nhất mà tớ từng tham gia. Có lẽ CMND của bạn sẽ được soi đến gần 5 lần.
Sau khi kiểm tra lần 1 ở tầng 1 xong, bạn lên tầng 2 để kiểm tra … lần 2. Điều ngạc nhiên lớn nhất suốt từ sáng đến h xuất hiện ở đây khi có 1 giám thị thứ 2 cầm cái máy kiểm tra đồ kim loại đứng chờ với nụ cười đon đả . Và một lần nữa tớ khuyên các bạn vứt hết các đồ linh tinh ở nhà, hoặc nếu vẫn còn chìa khóa.. trên người thì cầm hết ra ở tay, vì sau đấy bạn sẽ phải dang tay ra cho chị ý “dò”.
Vậy tổng kết ở đoạn này: bạn không cần mang bút, tẩy, đồng hồ hay gì hết vì họ đã có sẵn cho bạn: bút chì của trung tâm (trông còn kém xịn hơn cái bút 2B mua ở ngoài, chỉ có điều nó có đủ các loại logo TOEIC, TOEFL…), tẩy (có lẽ để tiết kiệm nên tẩy được gắn ngay ở đuôi bút, hay nói cách thông thường là cái mẩu tẩy ở đít của bút chì). Tốt nhất là cho vào túi rồi gửi ở tủ hoặc nếu có người đèo thì nhờ họ cầm cho.

TRUNG TÂM TIẾNG ANH SMARTCOM
Tòa nhà SMARTCOM, số 33/41 phố Thái Hà, quận Đống Đa, TP Hà Nội, Việt Nam.
Tell: (84-4)2242 7799/(84-4)6291 8666
Website: http://smartcom.vn/

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

Thầy Nguyễn Quốc Hùng bày cách đạt điểm cao tiếng Anh


Hai loại hình mới trong đề thi trắc nghiệm
Đối với bài tập phát âm, có hai loại.
Thứ nhất, cho 4 từ, trong đó có 3 từ có cách phát âm giống nhau và 1 từ phát âm khác, và yêu cầu thí sinh đánh dấu vào từ phát âm khác đó. Ví dụ, bài tập cho 4 từ man, ban, can, day (từ phát âm khác là day).
Thứ hai là đánh dấu trọng âm từ. Nếu trong tiếng Việt, thanh điệu giữ vai trò quan trọng; thì trong tiếng Anh, giá trị quan trọng nhất là trọng âm. Nghĩa là, bất cứ một từ nào cũng đều phải có một trọng âm. Cũng giống như bất cứ một từ nào trong tiếng Việt phải có một thanh điệu. Với loại này, bài thi sẽ cho vài từ tiếng Anh để thí sinh đánh dấu trọng âm rơi vào âm tiết thứ mấy. Ví dụ: happy (trọng âm rơi vào ha), economy (trọng âm rơi vào co).
Củng cố và nắm vững kỹ thuật
Quy trình luyện thi bao gồm 2 giai đoạn.
Giai đoạn một, củng cố tất cả các kiến thức đã được học, bao gồm từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp. Giai đoạn hai, huấn luyện về mặt kỹ thuật thi.
Tất nhiên, những kiến thức phải được tích lũy trong cả quá trình học từ lớp 10 đến lớp 12. Bởi vậy, những cua luyện thi đúng đắn nhất phải diễn ra từ sớm, ít nhất 6- 8 tháng chứ không phải 1-2 tháng.
Với thời gian 1 tháng, có 3 việc quan trọng cần làm.
Thứ nhất, là huấn luyện về mặt kỹ thuật thi. Nghĩa là, một bài trắc nghiệm đưa ra 4 đáp án, người được luyện thi phải loại được 3 đáp án, còn lại 1 đáp án đúng. Trong 4 đáp án, 2 đáp án có thể loại được ngay tại chỗ, 2 đáp án còn lại, thí sinh cần phải phân tích về mặt đồng nghĩa, cấu trúc ngữ pháp để xác định 1 đáp án đúng.
Thứ hai, tổng kết và ghi nhớ lại các tình huống giao tiếp trong những bài hội thoại đã được học. Ôn kỹ lại, trong từng trường hợp thường có cách hỏi- đáp như thế nào.
Thứ ba, làm những bài tập cụ thể và có tính thời gian để huấn luyện. Khi làm bài, học sinh có thể tách nhỏ đề thi ra. Và, mỗi bài tập nhỏ cũng phải đặt giờ. Ví dụ, bài tập nhỏ gồm 5 câu yêu cầu chọn đáp án đúng làm xong trong 5 phút (mỗi câu làm trong 1 phút). Sau đó, phấn đấu 5 câu làm trong 4 phút, rồi 3 phút. Với cách luyện như vậy sẽ tăng cường khả năng phản xạ ngôn ngữ và khi vào thi rất vững vàng.
Trước khi thi một ngày, học sinh nên nghỉ ngơi, ngủ và ăn uống thoải mái. Tinh thần sẽ sảng khoái và khỏe khoắn và làm bài thi chắc chắn sẽ hiệu quả..
Ôn luyện đến tận trước giờ thi vài tiếng, có thể nhớ thêm vài điều mới học nhưng lại quên đi nhiều điều đã học cách đây hàng tháng vì tinh thần mệt mỏi và căng thẳng.
Những lưu ý khi làm 4 loại bài trắc nghiệm
Loại hình chức năng ngôn ngữ nghĩa là trong một tình huống giao tiếp cụ thể sẽ phản ứng ra sao. Ví dụ, khi giận dữ thì nói gì, khi vui vẻ thì nói gì, khi đồng ý nói thế nào, không đồng ý nói ra sao, khi người ta có tin vui thì chia vui thế nào, khi bạn nghe một tin buồn thì nói gì…
Với loại hình bài này, bài thi là một đoạn hội thoại để một chỗ trống để thí sinh điền vào đó câu hồi đáp thông tin mang chức năng ngôn ngữ. Ví dụ: Tôi được tin anh có đứa con trai đầu tiên, xin chúc mừng anh. Thí sinh có thể đáp lại sự chia vui là: Cám ơn anh. Chúng tôi đã mong đợi từ lâu. Hay: Hôm qua tôi bị mất xe máy. Hồi đáp lại: Nếu thí sinh làm bài thi theo mẹo vì sẽ thất bại. Ví dụ trong một đề thi có 100 câu trắc nghiệm tìm đáp án đúng (đáp án A, B, C, D). Nếu thí sinh chọn tất cả các đáp án là A thì chỉ đúng 20- 25%, như vậy sẽ bị trượt. Nếu thí sinh làm dở dang rồi còn lại mấy câu cuối mới chọn đáp án là A để lấy 25% điểm thì mẹo này mất tác dụng.
Không nên chọn lò luyện thi mà chọn chương trình luyện thi chuẩn, người thầy luyện thi có kinh nghiệm. Hãy thận trọng với những quảng cáo hoành tráng với lời hứa chắc chắn bạn sẽ đỗ.
Tiếc quá nhỉ/ Anh mất ở đâu/ Tại sao lại mất/Xe máy của anh mới hay cũ…
Đối với bài tập phát âm, có hai loại.
Thứ nhất, cho 4 từ, trong đó có 3 từ có cách phát âm giống nhau và 1 từ phát âm khác, và yêu cầu thí sinh đánh dấu vào từ phát âm khác đó. Ví dụ, bài tập cho 4 từ man, ban, can, day (từ phát âm khác là day).
Thứ hai là đánh dấu trọng âm từ. Nếu trong tiếng Việt, thanh điệu giữ vai trò quan trọng; thì trong tiếng Anh, giá trị quan trọng nhất là trọng âm. Nghĩa là, bất cứ một từ nào cũng đều phải có một trọng âm. Cũng giống như bất cứ một từ nào trong tiếng Việt phải có một thanh điệu. Với loại này, bài thi sẽ cho vài từ tiếng Anh để thí sinh đánh dấu trọng âm rơi vào âm tiết thứ mấy. Ví dụ: happy (trọng âm rơi vào ha), economy (trọng âm rơi vào co).
Củng cố và nắm vững kỹ thuật
Quy trình luyện thi bao gồm 2 giai đoạn.
Giai đoạn một, củng cố tất cả các kiến thức đã được học, bao gồm từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp. Giai đoạn hai, huấn luyện về mặt kỹ thuật thi.
Tất nhiên, những kiến thức phải được tích lũy trong cả quá trình học từ lớp 10 đến lớp 12. Bởi vậy, những cua luyện thi đúng đắn nhất phải diễn ra từ sớm, ít nhất 6- 8 tháng chứ không phải 1-2 tháng.
Với thời gian 1 tháng, có 3 việc quan trọng cần làm.
Thứ nhất, là huấn luyện về mặt kỹ thuật thi. Nghĩa là, một bài trắc nghiệm đưa ra 4 đáp án, người được luyện thi phải loại được 3 đáp án, còn lại 1 đáp án đúng. Trong 4 đáp án, 2 đáp án có thể loại được ngay tại chỗ, 2 đáp án còn lại, thí sinh cần phải phân tích về mặt đồng nghĩa, cấu trúc ngữ pháp để xác định 1 đáp án đúng.
Thứ hai, tổng kết và ghi nhớ lại các tình huống giao tiếp trong những bài hội thoại đã được học. Ôn kỹ lại, trong từng trường hợp thường có cách hỏi- đáp như thế nào.
Thứ ba, làm những bài tập cụ thể và có tính thời gian để huấn luyện. Khi làm bài, học sinh có thể tách nhỏ đề thi ra. Và, mỗi bài tập nhỏ cũng phải đặt giờ. Ví dụ, bài tập nhỏ gồm 5 câu yêu cầu chọn đáp án đúng làm xong trong 5 phút (mỗi câu làm trong 1 phút). Sau đó, phấn đấu 5 câu làm trong 4 phút, rồi 3 phút. Với cách luyện như vậy sẽ tăng cường khả năng phản xạ ngôn ngữ và khi vào thi rất vững vàng.
Trước khi thi một ngày, học sinh nên nghỉ ngơi, ngủ và ăn uống thoải mái. Tinh thần sẽ sảng khoái và khỏe khoắn và làm bài thi chắc chắn sẽ hiệu quả..
Ôn luyện đến tận trước giờ thi vài tiếng, có thể nhớ thêm vài điều mới học nhưng lại quên đi nhiều điều đã học cách đây hàng tháng vì tinh thần mệt mỏi và căng thẳng.
Những lưu ý khi làm 4 loại bài trắc nghiệm
Thi trắc nghiệm về từ: trong một câu sẽ bỏ trống 1 chỗ và cho 4 từ đồng nghĩa để thí sinh chọn 1 từ điền vào cho phù hợp. Ví dụ: We successfully ….. our plan (carried out, made, did, produced), trong trường hợp này carried out là phù hợp nhất.
Trắc nghiệm về thành ngữ: bài thi sẽ cho những câu thành ngữ có bỏ trống một chỗ và yêu cầu thí sinh điền đúng từ. Bởi vậy, thí sinh phải học thuộc lòng thành ngữ có trong các bài học từ lớp 10 đến lớp 12 thì mới làm được. Ví dụ: Be …… time or a few minutes early. (at, under, on, right); trong trường hợp này on là phù hợp nhất.
Trắc nghiệm về ngữ pháp: tức là chọn 1 trong 4 từ để điền vào chỗ trống trong câu cho đúng ngữ pháp. Ví dụ: She ……..got a new bag. (have, has, had, having). Trong 4 từ, “has” là từ thích hợp nhất. Yêu cầu với thể loại bài này, HS phải thuộc mẫu câu, cách dùng động từ, thời của động từ, câu giả định, câu điều kiện, các sử dụng tính từ, cách ghép từ…
Trắc nghiệm về ngữ âm, cách thứ nhất, cho 4 từ chọn 1 từ có ngữ âm khác. Cách thứ hai là cho 4 từ, yêu cầu thí sinh phải tìm đúng chỗ đánh dấu trọng âm trong mỗi từ. Ví dụ, cho một từ có 4 âm tiết e-co-no-mic để thí sinh đánh dấu trọng âm. Vị trí trọng âm đúng là ‘no: econo’mic.
Thầy Nguyễn Quốc Hùng, M.A


TRUNG TÂM TIẾNG ANH SMARTCOM
Tòa nhà SMARTCOM, số 33/41 phố Thái Hà, quận Đống Đa, TP Hà Nội, Việt Nam.
Tell: (84-4)2242 7799/(84-4)6291 8666
Website: http://smartcom.vn/

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Kinh Nghiệm Ôn Thi TOEIC của một bạn đạt 970 điểm (Phần 4)


Các chú ý khác trong quá trình ôn luyện:
- Sau khi làm xong mỗi test các bạn nên xem giải thích cho từng câu hỏi, dù câu đó bạn làm đúng. Rất nhiều câu các bạn có thể trúng do may mắn hay do hiểu nhầm mà đánh trúng. Các bạn cũng xem đó như là những câu sai và đưa vào ghi chép để học. Tất nhiên lúc tính điểm theo thang 990 thì câu trúng lụi vẫn được tính.
- Nên học theo block thời gian là 75’ hay 150’ 1 lần để rèn luyện thể lực và quen với áp lực thi thật. Đừng nên làm 30’ nghỉ 15’ rồi lại làm tiếp 30’.
- Điểm các bài test khá là khác biệt, bài sau có thể có điểm thấp hơn bài trước dù bạn thấy mình làm không tệ lắm. Bởi mỗi bài test độ khó khác nhau và tâm trạng bạn làm test từng lúc cũng khác nhau. Điều quan trọng là các bạn không phạm phải những lỗi mà các bạn đã học qua ở bài test trước.
- Khi luyện nghe các bạn nên tập nghe loa ngoài đừng nghe head phone, bởi chất lượng âm thanh của head phone khá rõ nên khi đi thi bạn sẽ cảm thấy hụt hẫng với loa ngoài của trung tâm khảo thí. Về chất lượng âm thanh thì mình đánh giá như sau:
Headphone > Loa ngoài trung tâm khảo thí> Loa ngoài ở nhà > Loa laptop

Khi đi thi:

- Trước ngày thi khoảng 1-2 ngày các bạn nên ngưng lại chỉ ôn nhẹ những vấn đề mấu chốt, chủ yếu là để đầu óc thư thản.
- Các bạn đăng ký thi tại văn phòng đại diện của ETS với mức phí là 35USD. Sau khi thi khoảng 10 ngày các bạn sẽ biết kết quả. Vào ngày thi các bạn đến sớm 1 tý để tránh bị căng thẳng và để xử lý các vấn đề phát sinh nếu có.
- Phần listening khi máy đọc hướng dẫn, bạn tranh thủ xem hình hoặc đọc trước các câu hỏi nhằm nắm sơ bộ nội dung, giúp mình dễ nghe hơn.
Nhận xét riêng của mình về kỳ thi:
Mình làm khoảng 5-6 test ở nhà và điểm chạy từ 890 đến 940. Khi vào thi thực mình nhận thấy phần listening tương đối dễ hơn ở nhà học (ở nhà mình nghe bằng loa laptop), phần reading cũng tương đương. Khi nhận kết quả, mình vô cùng bất ngờ khi đạt L 480 và R 490.
CHÚC CÁC BẠN THI TỐT 

TRUNG TÂM TIẾNG ANH SMARTCOM
Tòa nhà SMARTCOM, số 33/41 phố Thái Hà, quận Đống Đa, TP Hà Nội, Việt Nam.
Tell: (84-4)2242 7799/(84-4)6291 8666
Website: http://smartcom.vn/

Kinh nghiệm thi TOEIC của một bạn đạt 970 điểm– Phần 3

 

Reading:

- Nếu bạn gặp vấn đề với từ vựng, bạn nên có một quyển tập ghi chú lại tất cả những từ mà bạn không biết mà có tần suất xuất hiện cao. Bạn nên chép lại nguyên câu trong bài test mà từ đó xuất hiện, sau đó tự mình đặt 1 câu có sử dụng từ đó. Các bạn cũng có thể ghi thêm các từ cùng root với từ đó nếu bạn muốn nắm rõ hơn. Một điều cũng không kém phần quan trọng là các bạn phải ghi chép lại cách phát âm của từ đó, và cố gắng đọc thật chuẩn. Vì sao? Rất nhiều bạn nhớ mặt chữ nhưng lại phát âm sai dẫn đến việc khi nghe các bạn không nghe được từ đó.
- Nếu bạn sai nhiều lỗi văn phạm, bạn ghi chép lại rồi tra cứu trong 2 quyển ngữ pháp mình đã giới thiệu hoặc các nguồn khác đáng tin từ internet. Các bạn nên ghi chép theo nhóm, ví dụ như nếu bạn sai mệnh đề if loại 2, bạn nên ghi chú điểm ngữ pháp về tất cả các loại mệnh đề if (1,2,3 và hỗn hợp chẳng hạn) như vậy bạn sẽ ghi nhớ một cách có hệ thống hơn
- Nếu bạn sai thành ngữ và khuôn mẫu nhiều, bạn đừng quá lo. Bởi đây là phần khó nhất và hầu như chỉ có thể thành thục được qua việc bạn tiếp xúc với tiếng Anh nhiều và phải học thuộc lòng. Cách học cũng gần tựa như từ vựng, bạn ghi chép rồi đặt câu với thành ngữ/khuôn mẫu vừa học được.

Listening:

Sau khi đã nghe đi nghe lại nhiều lần mà các bạn vẫn không thể hiểu được bài nghe, các bạn nên mở phần tapescript ở phía sau mỗi test ra đọc để tìm hiểu nguyên nhân.
- Nếu bạn không nghe được do bạn chưa nắm hết từ vựng, các xử lý cũng như vấn đề từ vựng trong reading.
- Nếu các bạn không nghe được do tốc độ nói quá nhanh hay do bạn không nắm bắt hết nghĩa tổng thể của câu dù bạn nghe rõ từng từ. Các bạn nên tăng cường tập nghe các đài nước ngoài liên quan đến tin tức và kinh doanh ( do TOEIC chú trọng vào giao tiếp thương mại), một số đề nghị bao gồm cái đài như sau:
+ Bloomberg TV,CNN TV (xem qua TV hoặc internet đều được)
+ Internet Radio (Ví dụ như Radio Times), có rất nhiều đài nhưng mình thì đặc biệt thích Fox News, WNYC. Các bạn chú ý các đoạn quảng cáo, nó rất giống TOEIC nên rất hữu ích.
Việc luyện nghe thường không mấy dễ chịu và rất là chán nản với một số bạn, đặc biệt là khi bạn yếu kỹ năng này. Các bạn cứ để TV hoặc máy tính phát, đi làm gì đó như giặt đồ, quét nhà … nếu thấy chán, còn nếu các bạn cảm thấy thoải mái thì có thể tập trung ngồi lắng nghe. Theo mình biết thì một số nguồn có chế độ nghe chậm, mình cũng đã từng thấy CD VOA chứa mấy bài nghe chế độ chậm mà giờ không biết tìm mua ở đâu.
- Nếu sau khi các bạn check lại tapescript và phát hiện ra mình không nghe được dù chữ đó mình đã biết nhưng mình lại phát âm khác với bài nghe thì bạn đang gặp vấn đề rắc rối với phát âm. Ví dụ như “archive – dữ liệu lưu trữ” bạn đọc là “à chi” còn máy đọc là “á kai” hay “persuade – thuyết phục” bạn đọc là “pờ say” còn máy đọc là “ pơ sờ quay” vậy. Phát âm sai là một trong những lỗi khó sửa nhất bởi đa phần các bạn đã in sâu trong đầu mình về cách đọc 1 từ nào đó như vậy rồi. Vì vậy cố gắng đọc đúng ngay từ khi bạn học 1 từ mới. Đối với những từ đã sai thì phải ghi chú lại và thường xuyên đọc đi đọc lại từ đó dẫu từ đó bạn đã biết nghĩa rành rành.
TRUNG TÂM TIẾNG ANH SMARTCOM
Tòa nhà SMARTCOM, số 33/41 phố Thái Hà, quận Đống Đa, TP Hà Nội, Việt Nam.
Tell: (84-4)2242 7799/(84-4)6291 8666
Website: http://smartcom.vn/
Đón đọc Phần 4 (phần cuối): Khi đi thi

Kinh nghiệm thi TOEIC của một bạn đạt 970 điểm– Phần 2


Các bước chuẩn bị trước khi thi:
1.   Định vị bản thân và xác định mục tiêu:
-          Hầu như khi trải qua bất kỳ kỳ thi nào, các bạn cũng cần trải qua các bước như sau:
+ Xác định rõ trình độ hiện tại của bản thân
+ Xác định mục tiêu cần đạt được
+ Bạn có bao nhiêu thời gian để luyện tập và trao dồi kiến thức
Bài TOEIC cũng không là một ngoại lệ. Xác định khả năng của bạn là một điều rất quan trọng bởi nó không chỉ cho bạn biết bạn đang ở đâu mà còn giúp bạn xác định hướng mục tiêu và thời gian ôn luyện. Đề nghị của mình là các bạn nên làm một bài test hoàn chỉnh từ một trong 2 bộ sách sau đây: Oxford TOEIC ( TOEIC cũ) hoặc LongMan Advance New TOEIC. Sau đó các bạn chuyển điểm thô của mình ra  thang 990. Ví dụ bạn đạt được 600, và mục tiêu ban đầu của bạn là đạt được 800 trong thời gian ôn luyện 1 tháng. Lúc đó bạn nhận ra mình có vẻ hơi không thực tế lắm và điều chỉnh mục tiêu xuống còn 700 trong 1 tháng hay là vẫn là 800 nhưng trong 2 hoặc 3 tháng.
2.   Tiến hành ôn luyện:
-          Các giáo trình mình đã học qua và có đề xuất như sau:
+ New Longman Real TOEIC  - Actual tests (có 3 quyển: Reading, Listening, và quyển Full, xanh cây, xanh dương và cam)
+ Oxford practice tests for the TOEIC test (Hồng + xanh dương) – Cũ mà hay
+ Longman Preparation for the TOEIC – Intermediate Course (dành cho những bạn còn hơi yếu chưa thể làm full test được)
+ Barron 600 words essential for the TOEIC
+ English Grammar in Use – Raymond Murphy (Ngữ pháp căn bản)
+ Practical English Usage – Micheal Swan – Oxford (Màu tím)
Mỗi người đều có một phương pháp học tập của riêng mình. Phương pháp của người này chưa chắc đã phù hợp với người khác. Đây là phương pháp của mình; các bạn có thể tham khảo qua:
-          Ngày đầu tiên: làm 1 bài test trình độ, ví dụ bạn được 650. Nhưng công ty bạn bảo là 800+ thì mới được tăng lương. Chán nhỉ, sao còn đến 250 điểm thế! Với số điểm như vậy bạn xác định rằng sẽ dành ra khoảng 3 tháng để chuẩn bị cho kỳ thi ( nhanh hoặc lâu hơn tùy vào kết quả các bài test lúc bạn ôn) và xây dựng 1 kế hoạch tự học cho mình ứng với thời gian đó. Các bạn cũng có thể cân nhắc ghi danh vào các lớp học TOEIC nếu như muốn tăng tốc cũng như muốn có giáo viên hướng dẫn các bạn trong các vấn đề hóc búa.
-          Bạn cũng nên lập ra một bản ghi chú lại kết quả các bài test để theo dõi sự tiến bộ cũng như các điểm yếu cần khác phục (Excel, hay ghi sổ, …). Mình thì xài excel, và bảng bao gồm các cột như sau:
+ Date/Reading/Listening/Total Score/Error Track
Date Total Reading Listening Error track
Reading Listening
Vocab Gram Id/Pa Vocab Speed Pro
12/3/2010 640 65 60 10 14 11 12 18 10
25/4/2010 720 75 71 6 10 9 9 12 8
Đối với mình các lỗi trong reading mình chia làm 3 loại:
-          Vocabulary: lỗi từ vựng
-          Grammar: lỗi về cấu trúc ngữ pháp
-          Idiom/ Pattern: lỗi thành ngữ
Còn các lỗi trong listening thì có thể được phân loại như sau:
-          Vocabulary: cũng là lỗi từ vựng
-          Speed: lỗi không theo kịp nhịp
-          Pronunciation: lỗi phát âm
Qua bảng như trên các bạn sẽ nắm rõ và tập trung vào cải thiện các điểm yếu của mình.
Các bạn cứ làm đều đặn 1-2 test mỗi tuần (đối với các bạn còn tương đối yếu, <500, các bạn có thể bắt đầu với TOEIC 600 words, longman intermediate hoặc các sách pre-toeic khác). Thời gian giữa các test là thời gian để các bạn xem lại và củng cố các lỗi sai.
TRUNG TÂM TIẾNG ANH SMARTCOM
Tòa nhà SMARTCOM, số 33/41 phố Thái Hà, quận Đống Đa, TP Hà Nội, Việt Nam.
Tell: (84-4)2242 7799/(84-4)6291 8666
Website: http://smartcom.vn/

(còn tiếp)

Kinh nghiệm thi TOEIC của một bạn được 970 điểm (phần 1)


I. GIỚI THIỆU VỀ TOEIC MỚI:
Ắt hẳn sẽ có rất nhiều bạn đã quá quen thuộc với phiên bản TOEIC cũ, nhưng mình chỉ đề cập chủ yếu đến những gì trong phiên bản mới, phiên bản mà chúng ta phải thi.
TOEIC mới bắt đầu được áp dụng từ tháng 7 năm 2010 nhằm cải tiến cho phiên bản cũ vốn đã bị các thí sinh “bắt bài” quá nhiều. Và theo ETS, các thí sinh có thể phải bắt buộc dự thi tất cả 4 kỹ năng nghe/ nói/ đọc/ viết trong NEW TOEIC vào năm 2011. Các bạn hãy nhanh chân lên, vì từ đây đến lúc có thông báo chính thức NEW TOEIC vẫn chỉ khảo thí có 2 kỹ năng nghe và đọc hiểu.
Những điểm khác nhau giữa bài thi NEW TOEIC và phiên bản cũ:
-          Đối với phần Reading:
+ Vẫn giữ nguyên 40 câu hoàn chỉnh câu (Incomplete Sentences)
+ 12 câu hoàn chỉnh đoạn văn ( 4 đoạn văn, mỗi đoạn 3 câu hỏi) thay thế cho 20 câu tìm lỗi sai (error recognition) của phiên bản cũ.
+ Phần đọc hiểu có 48 câu ( đoạn đơn 28 câu hỏi, đoạn kép 20 câu hỏi) so với 40 câu  của phiên bản cũ.
-          Đối với phần Listening:
+ Chỉ còn 10 câu hỏi liên quan đến hình ảnh thay vì 20 câu như trước.
+ Phần hỏi và đáp (Question & Response) vẫn giữ nguyên là 30 câu
+ Phần đoạn hội thoại ngắn (short conversations) vẫn giữ nguyên là 30 câu hỏi, tuy nhiên lại thay đổi cách thức là có 10 đoạn, mỗi đoạn có 3 câu hỏi thay vì có 30 đoạn, mỗi đoạn 1 câu hỏi như trước đây.
+ Phần đoạn nói chuyện ngắn (short talks) tăng lên 30 câu hỏi ( 10 đoạn, mỗi đoạn 3 câu) so với 20 câu hỏi ( 6-9 đoạn, mỗi đoạn 2-4 câu) của phiên bản trước.

Theo đánh giá của cá nhân mình thì bài thi TOEIC mới khá là khó hơn so với phiên bản trước.
Thứ nhất trong phần nghe các phần vốn dễ kiếm điểm như Nghe nhìn theo hình đã bị cắt giảm bớt, phần hội thoại ngắn tăng từ 1 đoạn 1 câu hỏi lên 3 câu mỗi đoạn nên đòi hỏi các thí sinh phải ghi nhớ nhiều thông tin hơn và khó dùng mẹo để đánh trúng hơn.
Thứ hai trong phần đọc hiểu, phần tìm lỗi sai hay còn gọi là phần ngữ pháp, vốn thường là thế mạnh của thí sinh Việt Nam đã bị loại bỏ. Thay vào đó là phần hoàn chỉnh đoạn văn khá là khó. Phần này đòi hỏi bạn phải khá rành về cách dùng từ, từ vựng và đôi khi còn cho ra cả những khuôn mẫu (pattern) hay thành ngữ (idiom). Phần đọc hiểu đoạn văn bổ sung thêm đoạn văn kép đòi hỏi thí sinh không những phải hiểu từng đoạn mà còn phải kết nối được thông tin giữa hai đoạn đó.

TRUNG TÂM TIẾNG ANH SMARTCOM
Tòa nhà SMARTCOM, số 33/41 phố Thái Hà, quận Đống Đa, TP Hà Nội, Việt Nam.
Tell: (84-4)2242 7799/(84-4)6291 8666
Website: http://smartcom.vn/(Còn tiếp)

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

Những điều nên và không nên khi thi TOEIC

TOEIC là một chứng chỉ được hầu hết các công ty nước ngoài, các ngân hàng, các tập đoàn và công ty chứng khoán, tài chính … yêu cầu khi các bạn có ý định “apply” vào công ty họ vì đây là
chứng chỉ tiếng Anh quốc tế uy tín thế giới, đánh giá khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong môi trường toàn cầu.
Như vậy chúng ta có thể thấy điểm TOEIC rất quan trọng, nhất là đối với những bạn sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đại học. Sau đây là một số lời khuyên giúp các bạn chuẩn bị và tham dự tốt kì thi này:
Nên:
Chuẩn bị:
1. Ghi lại các hoạt động hàng ngày bằng tiếng Anh
Bạn nên có một quyển sổ và hãy ghi lại bất cứ hoạt động hằng ngày của bạn bằng tiếng Anh. Bạn có thể viết về cách ôn bài, những từ mới nào bạn thích và lý do tại sao, hay như viết về thầy cô nào mà bạn ngưỡng mộ. Nếu bạn đang học cùng bạn mình, hai bạn có thể soạn ra một danh sách các chủ đề viết và viết ba lần mỗi tuần. Hai bạn sẽ kiểm tra lỗi của nhau. Việc soát lỗi sẽ giúp bạn ôn luyện cho phần V và VI.

2. Sử dụng những trang web miễn phí

3. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng
Một trong những phương pháp ôn thi TOEIC hiệu quả nhất là học theo tiếng Anh thực tiễn. Hãy chịu khó xem TV, nghe đài, đọc sách báo; chú ý tới những mẩu quảng cáo, những tin tức về thời tiết, về tình trạng giao thông,….Tốt nhất là bạn hãy tìm một người bạn để luyện tập với mình. Các bạn có thể tập đặt ra những câu hỏi và trả lời với nhau.

4. Đặt ra những câu hỏi

Đừng bao giờ ngại ngần khi đưa ra những câu hỏi. Ở những lớp ôn TOEIC, câu hỏi của bạn hãy của những học viên khác đều làm cho những người khác vỡ vạc ra được nhiều điều. Trong trường hợp giáo viên không rảnh rỗi thì những người bạn chính là những người giúp bạn giải đáp thắc mắc tốt nhất.

Khi tham dự kì thi:

1) Chú ý về thời gian làm bài thi
Khi ôn luyện, bạn phải luôn luôn quan tâm tới thời gian làm bài. Không bao giờ cho phép mình làm bài vượt quá thời gian quy định.
Khi thi, bạn cần đặc biệt chú trọng tới bài Đọc. Bạn có 75 phút để làm phần V, VI, VII. Nhiều thí sinh dành nhiều thời gian nhất cho phần V và VI vì họ nghĩ hai phần này là khó nhất. Thực tế thì bạn không nên dành quá 30 phút cho hai phần này mà nên dành khoảng 40 phút cho phần cuối cùng vì đây là phần có thang điểm cao nhất.
2) Nghe thật nhanh
Khi ôn luyện, bạn không nên tạo cho mình thói quen tua lại băng bởi vì trong khi thi thật bạn không thể tự mình điều khiển được tốc độ chạy của băng. Thậm chí giữa các câu hỏi bạn cũng không có nhiều thời gian để suy nghĩ. Trong trường hợp bạn không tìm ra câu trả lời thì bạn hãy cố gắng đoán, rồi nhanh chóng chuyển sang câu hỏi tiếp theo. Đừng nên xem lại các câu trả lời trước trong khi chờ đợi câu hỏi tiếp theo.
3) Suy đoán – phương án cứu cánh cuối cùng
Trong lúc làm bài, nếu không biết chắc câu trả lời, bạn có thể dùng biện pháp loại trừ hay suy đoán để chọn ra một phương án bạn cho là hợp lý nhất. Tuyệt đối không bỏ trống câu nào. Bởi bạn vẫn có 25% đúng trong câu hỏi đó. Nếu biết chắc chắn một hoặc hai phương án sai, thì cơ hội đúng của bạn còn tăng hơn nữa.
Không nên:

1. Dịch sang tiếng Việt
Việc dịch ra tiếng Việt tốn rất nhiều thời gian. Rất hiếm khi thí sinh được thêm giờ trong các bài thi TOEIC. Nếu bạn không biết nghĩa của từ, hãy nhìn vào văn cảnh trong câu và các từ xung quanh để đoán nghĩa bởi bạn không được phép mang từ điển vào phòng thi.
2. Quá căng thẳng
Nếu bạn cảm thấy quá căng thẳng trước kỳ thi TOEIC do học nhiều hay do kỳ vọng quá lớn vào bản thân thì bạn phải học cách cân bằng lại trạng thái của mình. Trước khi thi, bạn hãy hít một hơi thật sâu và tự nhủ là mình sẽ cố gắng hết sức. Giữa hai phần thi Nghe và Đọc, bạn cũng có thể hít thật sâu một lần nữa để giữ tập trung.
3 . “Học gạo”
Bạn đừng bao giờ “học gạo”, tức là học nhồi nhét trong một khoảng thời gian ngắn trước khi thi. Một tuần trước ngày thi là khoảng thời gian để ôn tập và củng cố lại kiến thức chứ không phải là lúc bạn nhồi vào đầu mình những kiến thức mới. Hãy ngủ đủ giấc vào đêm trước ngày thi. Vào ngày thi, bạn nên tận hưởng một bữa ăn ngon miệng và nghỉ ngơi vài giờ trước khi đi thi.
Chúc các bạn thi may mắn và thành công!


Trung tâm đào tạo SMARTCOM
Số 33, ngõ 41 Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (+84-4) 2242 7799 / (+84-4) 6291 8666website: http://smartcom.vn

Bí quyết thi TOEIC phần part 5 này các bạn!

Part 5: Incomplete Sentences (40 câu)
Đây cũng là một phần rất khó đó các bạn, vì vậy các bạn phải chú ý thật kĩ phần này nhé!
Trong bài hoàn thành câu này bạn cần nắm vững về ngữ pháp để có thể chọn lựa đáp án thích hợp cho vị trí còn khuyết. Chúng ta sẽ thường gặp một số dạng bài có các đặc điểm ngữ pháp sau :

Word Families
Trong dạng bài này bạn nên chú ý về các dạng từ loại của một từ hoặc có thể nhớ đặc điểm của từ loại :
-Noun endings: -ance, -ancy, -ence, - ation, -dom, - ism, -ment, -ness, -ship, -or, -er, -ion.
-Adjective endings: -able , -ible, -al, -ful, - ish, -ive
-Adverb endings : -ly, - ward, - wise
-Verb endings : -en, - ify , - ize
Như vậy trước tiên bạn phải nhận biết được vị trí để điền từ đang cần một danh từ hay tính từ... sau đó chỉ việc chọn từ loại đó thôi

Similar Words

Có nhiều kiểu similar words
-Similar letters : eg: Except - Eccept
-Similar spellings: eg : Loose - Lose
-Similar topic: eg : bill - receipt
Dạng bài này thì bạn phải nắm được nghĩa từ cũng như cách dùng từ .

Để đạt điểm cao trong bài thi TOEIC

Chào tất cả các bạn!

Một điều không thể phủ định là ngoài tấm bằng đại học "tàm tạm" khi apply vào bất kì công ty nào bạn cũng cần phải có một trình độ ngoại ngữ nhất định, có thể là tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc ... nhưng ngoại ngữ phổ biến hàng đầu vẫn là tiếng Anh.
Có rất nhiều loại chứng chỉ tiếng Anh để bạn lựa chọn phù hợp với mục đích và trình độ yêu cầu. TOEIC là một chứng chỉ được hầu hết các công ty nước ngoài, các ngân hàng, các tập đoàn và công ty chứng khoán, tài chính ... yêu cầu. Mức điểm cao hay thấp tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng công việc, ví dụ như, tiếp viên hàng không thì mức điểm từ 400 điểm trở nên, nhân viên ngân hàng phòng tín dụng tối thiểu là 500 với nữ và 400 với nam (thiệt thòi quá ^_^), nhân viên phong thanh toán quốc tế, phòng xuất nhập khẩu công ở các công ty thì phải 700->800 gì đó.... Cũng phải nói thêm răng chứng chỉ TOEIC rất được các nhà tuyển dụng đánh giá cao (điểm tất nhiên càng cao càng tốt), trong các công ty, ngân hàng ... mỗi năm nhân viên còn phải đi thi một lần để xem trình độ ngoại ngữ có bị mai một đi không, điểm thi đó còn được dùng để tính toán cho việc tăng lương và trợ cấp. Vậy là sao? Chúng ta thấy điểm TOEIC quan trong ra phết, nhất là đối với những bạn sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đại học.

Làm thế nào để luyện thi TOEIC hiệu quả và thi đạt điểm cao? Theo tôi bạn nên thực hiện từng bước một
1. Kiến thức cơ bản
- Bạn phải trang bị cho mình một nền tảng cơ bản ngữ pháp, về việc này bạn có thể học ở bất kì đâu hoặc tự học, theo tôi có một nơi học ngữ pháp tiếng Anh vừa rẻ vừa hay đó là các lớp luyện thi đại học khối D ở các trường Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học tự nhiên ... Ở các lớp luyện thi đại học này bạn sẽ được học toàn bộ ngữ pháp cơ bản, lượng kiến thức tương đối lớn và được giảng dạy rất khoa học, các giáo viên hầu như là Giảng viên của các trường đại học, hơn thế bạn phải làm một lượng lớn bài tập luyện ở nhà (Bạn nào đã từng ôn thi khối D chắc biết rõ hơn cả). HỌC NGỮ PHÁP LÀ NỀN TẢNG ĐỂ HỌC TOÀN BỘ NHỮNG KĨ NĂNG KHÁC CỦA TIẾNG ANH
- Song song với việc luyện tập ngữ pháp cơ bản bạn phải học càng nhiều từ mới càng tốt, lúc nào cũng phải tuân thủ phương châm "năng nhặt chặt bị" về vấn đề này không ai làm thay bạn được cũng chẳng có gì ngoài sự cần cù.
- Và tất nhiên bạn phải tìm hiểu ngay đề thi TOEIC xem nó bao gồm những nội dung gì để tập trung học

2. Nghe
Trong đề thi TOEIC sẽ có một nửa (100 câu) nghe, vậy là nghe cực kì quan trọng để bạn đạt điểm cao bạn phải luyện nghe theo các bước sau:
- Trong thời gian học ngữ pháp cơ bản và từ vựng bạn phải học dọc chính xác từng từ một bằng cách dùng máy vi tính và các phần mềm đọc tiếng Anh như (Talk it) hoặc dùng từ điển Oxford advance learner để nghe máy đọc từng chữ mà bạn chưa biết hoặc chưa chắc là mình phát âm đúng hay sai. Tôi nhấn mạnh việc đọc đúng từng từ tiếng Anh vì nếu bạn đọc sai bạn sẽ chẳng bao giờ nghe thấy từ đó trong bài nghe. Các bạn cũng không nên dùng từ điển Lạc Việt để học phát âm vì không phải nó sai mà thực sự nó phát âm rất khó nghe.
- Song song với việc học nghe cần cù như trên bạn cũng phải luyện nghe các đoạn hội thoại ngắn để còn quen với việc nối âm, trọng âm, các từ phát âm "tương tự nhau" ... trong tiếng Anh. Việc này cũng rất quan trọng vì bạn làm thử đề thi TOEIC sẽ thấy rõ rang là bạn nghe thấy từ đó hoặc nghe được câu đó nói về cài gì nhưng khi trả lời câu hỏi bạn vẫn trả lời sai bét ra bực lắm, bực lắm...
- Sau khi bạn học các đoạn hội thoại ngắn thì bạn học nghe các đoạn văn dài hơn, các đoạn văn dài này khi nghe bạn phải có chiến thuật riêng đấy vì nó là đoạn văn dài mà chỉ có khoảng 2, 3, cùng lắm là 4 câu hỏi cho đoạn đó thôi. để hiểu một các tổng quan về đoạn văn đó trước tiên bạn phải cực kì nhanh để đọc lướt tất cả những câu hỏi liên quan đến đoạn đó trong đề thi và tập trung nghe để tìm ra thông tin cho những câu hỏi đó. Khi nghe đoạn văn bạn cũng phải chú ý nghe bằng được câu đầu tiên của nó vì nghe được thì bạn dễ dàng đoán được nội dung của đoạn văn hơn.

***CÁC LƯU Ý KHI HỌC NGHE VÀ LÀM PHẦN NGHE
- 100 câu nghe trong đề thi chia làm 4 phần;

+ Phần 1 gồm 20 câu mỗi câu là một bức tranh và 4 câu miêu tả bức tranh đó: phần này được coi là dễ nhất trong bài nghe vì câu miêu tả ngắn và dẽ nghe, tuy nhiên, bạn đừng coi thường nó nhé vì bọn ITS này chuối lắm, nó đọc những câu miêu tả mà nghe cứ như thể là miêu tả bức tranh đó nhưng thực ra là nó cố tình gây nhầm lẫn ở một điểm nào đó, ví dụ như, trong bức tranh có 4 người đang ngồi với nhau và có một câu đại thể như "they are having a meeting" hoặc "they are discussing a problem" chẳng hạn nhưng thực tế trong bức tranh mỗi người nhìn một lẻo và chẳng có vẻ họp hành gì cả... cuối cùng nó cho một câu "three of them are waering glasses" và thực đúng là trong đó có 3 người đeo kính còn một người không đeo vậy là câu này mới mô tả đúng nhất nội dung bức tranh .... thế có chuối không??? Không cẩn thận bạn bị nó lừa như chơi, mà câu nào cũng thế đấy không có cái kiểu câu gỡ điểm đâu. Để khắc phục vấn đề này bạn phải chú ý quan sát toàn bộ bức tranh và rất nhanh trí hình dung ra những câu mô tả bức tranh đó, phải để ý từng chi tiết nhỏ trên bức tranh đó, còn nghe thì phải nghe chuẩn để tránh bị nhầm lẫn giữa những từ phát âm nghe giông giống nhau nhé.

+ Phần 2 gồm 30 câu theo kiểu một người đọc câu hỏi và một người đọc 3 câu trả lời bạn phải chọn ra một câu trả lời đúng cho câu hỏi đó. Phần này khó hơn phần bức tranh một tí, nếu bạn chú ý lắng nghe thì trả lời rất nhanh, tuy nhiên nó lại lừa đảo bạn cũng không ít. Ví dụ như:

Q: When did your flight take off?
A: - I fired it yesterday
- It was flying in the air three days ago
- It took off at 3.00 last Sunday
Vậy là bạn bị nó lừa ở chỗ "fired" và "flying" vì nó nghe "giông giống" với "flight" ở câu hỏi, trong khi đó câu thứ ba đúng thì nghe lại chẳng thấy có gì liên quan vì "take" bị chia một thì thành 'took" mất lại còn 3.00 nữa chứ nghe loằng ngoằng thế chắc không phải đâu thế là tích đại vào câu 1 hoặc 2 thế là sai bét.

+ Phần 3 gồm 30 câu nghe đoạn hội thoại sau đó trả lờ câu hỏi như kiểu đề thi TOELF ấy, phần này lại khoai hơn phần trước một tí. Để làm tốt được phần này bạn phải nhanh chóng đọc câu hỏi của đoạn hội thoại đó và chú ý nghe nội dung từ đầu đến cuối cố gắng không bỏ sót chữ nào vì bạn không thể tưởng tượng được đâu chính những từ bị phát âm lướt qua lại là đáp án cho câu trả lời đấy. Phần này đòi hỏi cả tư duy logic nữa tôi lấy ví dụ như trong đoạn hội thoại nói như sau:

“.......
A: When will the meeting be taken place?
B: It was planned to be on Friday, but as Mr John’s fllight was delayed we changed it to Monday next week.
A: When will Mr John arrive?
B: He said to me that he will arrive on Sunday.
.....”

Và câu hỏi đặt ra cho bạn là:

“When will Mr John have a meeting?”
A. On Friday
B. On Monday
C. On Sunday
D. Next week

Vậy nếu bạn nghe không rõ cái chỗ “but as Mr John’s fllight was delayed we changed it to Monday” thì sẽ bị nhầm lẫn hết cả, bạn nghe thấy có hết cả các ngày trong đoạn hội thoại nhưng không biết ngày nào mới chính xác. Bạn phải tư duy một chút và chú ý lắng nghe mới trả lời chính xác được đúng chưa./.
+ Phần 4 gồm 20 câu hỏi cho khoảng 7 đến 9 đoạn, mỗi đoạn văn sẽ có tối thiểu 2 câu hỏi, phần này là phần khó nhất trong bài nghe, nhưng lại là phần ít lừa đảo và đánh đố nhất, nó chỉ đòi hỏi bạn khả năng ghi nhận thông tin nhanh thôi. Để làm tốt phần này bạn cần phải đọc lướt nhanh các câu hỏi (như nói ở trên kia) .... Bạn cũng cần phải luyện nghe đoạn văn thường xuyên để quen với các ghi nhận các thông tin chính, vì các câu hỏi trong đề thi thường tậ trung hỏi các vấn đề chính, với cả nghe thường xuyên bạn đỡ bị căng thẳng hơn, không bị bỏ sót thông tin hơn.
3. 3. Phần đọc
Phần đọc trong đề thi TOEIC gồm 3 phần với hình thức khác nhau
+ Phần 1 gồm 20 câu “Incomplete sentense” (hoàn thiện câu), trong các câu hỏi này thường tập trung vào phần sau:
Từ loại (Vocabulary), 4 đáp án có thể cùng một từ nhưng mỗi từ lại ở một dạng danh từ, tính từ, phân từ hai ... bạn phải nắm vững cả kiến thức ngữ pháp cơ bản cả về cấu tạo từ thì mới hoàn thiện được câu đúng. Theo tôi để luyện tốt được các câu hỏi này khi học bạn nên có một cuốn sổ tay bất kể một từ nào bạn gặp phải bạn cũng nên đặt ra câu hỏi “dạng thức tính từ của từ này là gì?” hay “từ này nếu chia ở dạng phân từ 2 thì cấu tạo thế nào?” ... sau đó bạn cố gắng học thuộc nó, ghi chép tất cả các dạng thức của từ gốc đó. Nếu làm tốt điều này chắc chắn vốn từ của bạn sẽ tăng đáng kể. Bạn cũng có thể suy diễn theo kinh nghiệm trong trường hợp bí quá ví dụ như những tính từ kết thúc bằng đuôi “able” thì danh từ của nó thường là “ability”, rồi những động từ kết thúc bằng “ate” thì danh từ hay có đuôi là “tion” ... Vậy các loại câu này bạn nên xác định vai trò của từ còn thiếu trong câu sau đó chọn dạng thức đúng của nó sau đó tick vào đáp án ok!!
Nghĩa của từ (Meaning), 4 đáp án có thể cùng từ loại với nhau nhưng sẽ có nghĩa gần giống nhau và bạn phải chọn ra một từ có nghĩa đúng nhấp cho câu đó, về loại câu này bạn không có cách nào khác là phải học và phân biệt nghĩa của từ cho chuẩn xác, thuộc các thành ngữ, cụm động từ, cụm danh từ ... ví dụ như trong câu sau:
“I have to arrange document to ___________ customs clearance every day”
A.do
B.make
C.get
D.prepare
Đáp án đúng của câu này là “Make” , vậy nếu bạn không hiểu và phân biệt rõ sự khác nhau giữa “Do” và “Make” chắc chắn sẽ bị nhầm
Giới từ (Pre) đáp án sẽ là 4 giới từ và một trong đó sẽ đúng với nghĩa của câu, về phần này ngoài các giới từ thông thường như giới từ chỉ vị trí “in”, “on” bạn còn phải thuộc nhiều cụm thành ngữ nữa ví dụ như câu sau:
“The soldier died ____________ a wound in the First World War”
A.Of
B.From
C.Because
D.By
Trời ơi gặp câu này thì tức chết đi mất tôi giám cá là 99% những người học khá tiếng Anh sẽ chọn “of” vì bạn thường gặp thành ngữ “die of something” thế là tự tin quá còn gì (mừng rơi nước mắt) hoặc “By” vì bạn nghĩ rằng nghĩa của nó là “bởi” ok! tick luôn, còn lại những người học kém hơn một chút thì chọn “because” vì nghĩ rằng nó có nghĩa là bời vì, trường hợp này thì không oan uổng gì cả. Nhưng bạn sẽ hết sức bất ngờ có khi còn choáng vì đáp án đúng của nó là “from” ặc ặc bạn chỉ có thể điền đúng khi bạn thuộc thành ngữ “to die from a wound” (chết vì bị thương) ... chuối chưa. Mà cái thủ đoạn lừa đảo này thì thường xuyên luôn, bạn phải học sâu và học chắc mới đối phó được.
Trên đây tôi chỉ có thể dẫn chiếu vài ví dụ cơ bản để minh chứng cho thủ đoạn lừa đảo trong bài thi TOEIC thôi, các bạn nên mua thêm sách hướng dẫn luyện thi TOEIC. Bạn nên xem tất cả các dạng bài mà đề thi hay ra để có hướng học, cũng phải lưu ý các bạn là phần này không loại trừ một dạng ngữ pháp nào cả nên bạn phải chắc và sâu ngữ pháp mới làm chuẩn được.

+ Phần 2 gồm 40 câu Error Recognition (phát hiện lỗi) xem thêm tại 870 câu ngữ pháp trong bài thi TOEIC

Hình thức của nó là cho một câu gạch chân 4 chỗ và xem chỗ gạch chân nào bị sai, 40 câu này mỗi câu sẽ đụng đến một dạng ngữ pháp và cũng tương đối khó. Cách làm nhanh và chính xác các câu hỏi này là bạn đọc kĩ câu hỏi xem các chữ bị gạch chân có vai trò gì trong câu và tìm ra mối quan hệ của nó với các thành phần khác trong câu, bạn phải xem xét kĩ cả bốn từ hoặc cụm từ được gạch chân, không nên vội vã tick vào A hoặc B mà chưa xem đến B, C. Nhiều khi nó lừa mình làm như là A hoặc B sai nhưng thực sự xét kĩ ra thì không phải.
Theo kinh nghiệm của tôi thì những câu ngữ pháp trong phần này và phần trên rất giống với phần Stucture trong đề thi TOEFL (form cũ) và độ khó thì tương đương, vậy nếu ngữ pháp cơ bản của bạn không chắc thì ngoài những sách luyện thi TOEIC bạn nên mua thêm những sách hướng dẫn luyện thi TOEFL về làm thêm. Các sách này bán rất nhiều và giá rẻ vì hiện nay TOEFL đã chuyển sang IBT, các sách này cũng rất cơ bản và khoa học giúp bạn học hiệu quả hơn.
+ Phần 3 (Reading comprehension) gồm 40 câu hỏi cho từ 10 đến 14 đoạn văn. Phần này tương đối là mang tính chuyên môn vì những đoạn văn thiên về thương mại, kinh tế, kiểu như một đoạn quảng cáo, một đoạn trích về thông tin hoặc báo cáo của một công ty ... cũng có những đoạn rất thông thường như lịch trình của một hãng hàng không, menu trong các nhà hàng ... Phần này chiếm nhiều điểm trong bài thi của bạn vì vậy bạn nên cố găng luyện phần này càng nhiều càng tốt.
Về độ khó thì tuỳ theo mức độ, có đoạn rất dễ nhưng có đoạn cũng rất khó (nhưng tôi giám khẳng định 110% rằng so với TOEFL thì ... muỗi). Phần này đòi hỏi bạn phải tư duy một chút để tìm ra câu trả lời đúng nhất, bạn đừng ngại nó chỉ lừa chút thôi chứ không đánh đố đâu.
Khi làm phần này để nhanh chóng và chính sác bạn nên:
Bước 1: đọc luớt toàn bộ các câu hỏi liên quan đến đoạn văn đó
Bước 2: đọc lướt đoạn văn chú ý vào những chỗ câu hỏi đề cập đến, bạn đừng có dịch nó ra nhé, từ nào mới mà bạn không biết thì đoán nghĩa, bạn nên hiểu tổng thể đoạn đó nói về cái gì thôi.
Bước 3: Đọc từng câu hỏi một và xem lại đoạn văn tìm thông tin cho câu hỏi đó và tick OK.
Đó là khi thi còn khi học thì sao? Theo kinh nghiệm của tôi thì khi học bạn nên tích luỹ càng nhiều từ vựng càng tốt (điều này xưa như trái đất nhưng làm được thì chẳng “rễ” tí nào đừng thở dài nhé). Bạn luyện cho mình cách hiểu tổng quan về một đoạn văn và cách đọc lướt nhanh, trách trường hợp vừa đọc vừa dịch vừa mất thời gian vừa không hiệu quả. Bạn cũng nên học cách suy diễn các thông tin trong đoạn văn nhé vấn đề này tôi phải dẫn chứng một ví dụ as follow:
Đoạn văn:
“Welcome, Ms. Martelli... , to the Star Plaza Holtel. We hope you have a pleasant stay. Please present this card when enjoying our restaurant, coffee shop, and sporting facilities and when signing charges to your room account.
Check out date: 10th December
Room no. 635 P. Angelo (Desk Clerk)”
Câu hỏi đặt ra là
1.When did the guest receive this card?
A.When making a room reservation
B.When checking into the hotel
C.When ordering a meal at a restaurant
D.When paying the bill
2.Who issued this card to the guest?
A.P. Angelo
B.Ms. Martelli
C.The hotel manager
D.The restaurant cashier
Bạn thử trả lời câu hỏi này đi, nó cũng “rễ” thôi bạn chỉ cần dựa vào thực tế một chút vì sao nhỉ? Bạn không thể nhận được cái Card đó khi bạn đặt phòng đúng không (bản thân “make a room reservation” chỉ là đặt chỗ trước và chưa hề đến ởi thực tế) nếu bạn hiểu sai từ này là toi, vậy câu A loại. Câu C và D thì là lúc bạn “present” cái card thôi, loại tiếp nhé, còn lại câu B thì đúng quá còn gì khi bạn “check into a hotel” chính là lúc bạn chính thức đến ở đó và nhận được Card khi “stay” thôi.
Vậy đấy, bạn phải hiểu rõ từ vựng nhé! và tưởng xem nếu minh đi hotel thì thế nào! Còn câu 2 thì sao? cũng thế thôi, người Issue cái card này không thể là bà “Guest” đó được, cũng không thể là cô nàng “Cashier” kia vì bạn đã “charge” đâu, còn lại bạn lâm vào boăn khoăn giữa “lão maneger” và cô P. Angelo. Chắc chắn sẽ có nhiều người nhầm thành ông manager vì nghĩ rằng ông ta có quyền phát hành cái Card cho khách sạn của ông ta, nhưng thực tế lại là Ms P. Angelo vì chữ kĩ của cô ta rành rành trên đó, bản chất của “Issue” là tạo ra hoặc hoàn thiện một cái form thôi đừng nghĩ to tát nhé.
Vậy là đã hết các phần trong phần thi Reading rồi.
Chúc các bạn thi tốt!!!
(Nguồn: tổng hợp trên Internet)


Trung tâm đào tạo SMARTCOM!

Số 33/41 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

Website: http://smartcom.vn
facebook: facebook.com/authenticenglishsmartcom